Thứ Năm, 14/06/2018 19:00

Sẽ là một Fed rất khác dưới thời Jerome Powell?

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, không phải là một chuyên gia kinh tế và ông ấy cũng không ngần ngại thể hiện điều đó.

Trong khi những vị Chủ tịch Fed đời trước cố gắng giải thích quan điểm chính sách của họ về lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng phù hợp với lý thuyết kinh tế như thế nào, thì ông Powell lại thử làm một điều hoàn toàn mới lạ: Chính sách là trên hết, còn lý thuyết thì chỉ xếp thứ hai.

* Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát: Bài toán nan giải của Chủ tịch Fed, Jerome Powell

Fed nâng lãi suất và dự báo có thể nâng thêm 2 lần nữa trong năm 2018

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell

Từng hành nghề luật sư, ông Powell không bám sát theo bất kỳ lý thuyết cụ thể nào về chính sách kinh tế vĩ mô. Ông không phải là một “chú diều hâu” vô tâm và tàn nhẫn chuẩn bị đẩy cả nền kinh tế Mỹ vào tình trạng suy thoái khi mới xuất hiện dấu hiệu nhỏ nhất về lạm phát, nhưng cũng chẳng phải một “chú chim bồ câu” dễ mềm lòng – người mù quáng trước các rủi ro đẩy nền kinh tế vào tình trạng quá nhiệt.

Trên hết, ông Powell là một người mang quan điểm thực dụng, một người thà có kết quả tốt hơn là đưa ra những cái cớ hợp lý khi mọi chuyện không diễn biến như kỳ vọng.

Một lần nữa, trong suốt cuộc họp báo ngày thứ Tư (13/06), ông Powell lại bị thách thức về sự bất đồng nội bộ trong bản Tóm tắt Dự phóng Kinh tế (SEP) từ các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC). Làm thế nào mà các thành viên FOMC có thể dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở mức 3.5% vào năm 2020 mà không có sự gia tăng về lạm phát, trong khi họ đồng loạt tin rằng tỷ lệ thất nghiệp không thể rớt ngưỡng 4.5% mà không gia tăng thêm lạm phát? Sao lại có thể?

Câu trả lời của ông Powell là điều mà bà Janet Yellen hoặc ông Ben Bernanke chưa bao giờ có thể nói ra. Ông Powell nói có lẽ lý thuyết sai. Có thể ước tính của chúng ta về những khái niệm mơ hồ như “tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên” hay “tăng trưởng tiềm năng” là sai.

“Chúng ta không thể quá bám sát theo những biến số không thể quan sát này”, ông Powell nhấn mạnh. Có lẽ, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ có thể giảm nữa mà không thúc đẩy lạm phát.

Ông Powell cũng từ chối nhận định là mình đứng về phía bên nào trong cuộc tranh luận về đường cong Phillips. Lý thuyết đường cong Phillips cho chúng ta thấy rằng khi tỷ lệ thất nghiệp xuống mức quá thấp thì nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái quá nhiệt và tạo ra lạm phát. Ông là người hoài nghi về đường cong Phillips.

Thay vì xem xét tỷ lệ thất nghiệp để dự báo liệu lạm phát có quá cao hay không, ông Powell cho biết Fed nên nhìn trực tiếp vào tỷ lệ lạm phát (cũng như là kỳ vọng lạm phát). Miễn là lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, chúng ta nên để tỷ lệ thất nghiệp giảm. Sau cùng, một tỷ lệ thất nghiệp thấp có nhiều lợi ích cho người lao động và nhiều người đã bỏ lỡ đà tăng trưởng, cũng như tạo lợi ích cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và hiển nhiên là cả nền kinh tế.

Dĩ nhiên, vấn đề với cách tiếp cận của ông Powell là Fed có thể nhận thấy bản thân không bắt kịp với tình hình, vội vã làm giảm tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế vốn đã rơi vào tình trạng quá nhiệt. Nói cách khác, có lẽ lý thuyết kinh tế là đúng, rằng lạm phát chắc chắn sẽ bùng nổ một khi tỷ lệ thất nghiệp xuống quá thấp.

Ông Powell có một câu trả lời đơn giản đối với khả năng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thực sự gần với mức 5% hơn là 3%: “Chúng tôi đang hành động từ từ, vì thế chúng tôi có thể phản ứng lại trước sự thay đổi của nền kinh tế. Nếu cần phải thắt chặt nhanh hơn, chúng tôi sẽ làm! Và nếu chúng tôi cần phải lùi lại thì chúng tôi cũng có thể làm thế!”

Sự linh hoạt về chính sách của ông Powell dường như có vẻ hợp lý, nhưng một chính sách – chỉ phản ứng với những dữ liệu sắp tới mà không đi kèm với một lý thuyết giải thích nào để dự đoán tương lai – vốn dĩ hơi lạc hậu.

Ít nhất thì ông Powell cũng thừa nhận rằng không ai có thể dự báo với sự chắc chắn về những gì sẽ xảy ra với một nền kinh tế phức tạp như nước Mỹ. Lịch sử của Fed có đầy những ví dụ về việc các nhà hoạch định chính sách trở nên chắc chắn rằng những gì họ làm là đúng, chỉ cho đến lúc sự thật “tát thẳng” vào mặt họ.

Dù gì đi nữa, Fed lần này sẽ rất khác.

* Bài viết thể hiện quan điểm từ bình luận viên Rex Nutting của MarketWatch

Vũ Hạo (Theo MarketWatch)

FiLi

Các tin tức khác

>   World Cup - Trái bóng và lợi nhuận?: Bài toán lời-lỗ (14/06/2018)

>   Chủ tịch Fed: Cơ quan sẽ tổ chức họp báo sau mỗi cuộc họp kể từ tháng 1/2019 (14/06/2018)

>   Fed nâng lãi suất và dự báo có thể nâng thêm 2 lần nữa trong năm 2018 (14/06/2018)

>   Lạm phát Mỹ tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 6 năm (13/06/2018)

>   Ai được, ai mất sau thượng đỉnh Mỹ-Triều? (13/06/2018)

>   Góc nhìn về mô hình đặc khu của Trung Quốc (16/06/2018)

>   Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát: Bài toán nan giải của Chủ tịch Fed, Jerome Powell (13/06/2018)

>   Na Uy để đơn kháng nghị lên WTO về thuế nhôm thép của Mỹ (13/06/2018)

>   Cơ hội đầu tư vào Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều? (12/06/2018)

>   Alibaba bắt đầu đưa trí tuệ nhân tạo vào nông nghiệp (12/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật