Thứ Ba, 05/06/2018 22:09

Myanmar xem lại dự án cảng biển 9 tỷ USD vốn Trung Quốc

Chính phủ Myanmar hiện đang xem xét lại một dự án cảng biển nước sâu trị giá 9 tỷ USD do Trung Quốc hậu thuẫn, do lo ngại dự án này quá đắt và có thể khiến Myanmar vỡ nợ.

Một dự án do Trung Quốc thực hiện ở Kyaukpyu, Myanmar - Ảnh: Nikkei.

Nguồn thạo tin tiết lộ với tờ Financial Times rằng Myanmar đang tìm cách đàm phán để giảm chi phí của dự án cảng biển ở Kyaukpyu thuộc bang Rakhine, miền Tây Myanmar.

Đây là cảng nước sâu mà khi hoàn thành sẽ giúp khu vực Tây Nam của Trung Quốc có được một hành lang thương mại trực tiếp nối với Ấn Độ Dương qua Myanmar, theo đó cho phép các công ty hàng hải tránh eo biển Malacca trong trường hợp cần thiết.

Dự án này nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, và là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất trong lịch sử Myanmar.

Theo một số chuyên gia, dự án cảng Kyaukpyu là cần thiết đối với Myanmar, nhưng cũng đặt ra những rủi ro lớn đối với nước này nếu xét đến chi phí "khủng".

Chi phí ước tính hiện tại của dự án vào khoảng 7,5 tỷ USD, cộng thêm 2 tỷ USD nữa để phát triển một khu kinh tế phụ cận.

Dự án sẽ được xây dựng bởi một nhóm nhà thầu dẫn đầu là Citic Group, một trong những công ty lớn và mạnh nhất có sự hậu thuẫn của Chính phủ Trung Quốc. Citic trúng thầu dự án này vào năm 2015, trong đó phía Trung Quốc đảm nhiệm 70% dự án và các công ty Myanmar đảm nhiệm 30% còn lại.

Một nguồn thạo tin khác nói Chính phủ Myanmar lo ngại rằng quyền kiểm soát cảng Kyaukpyu sẽ rơi vào tay Trung Quốc nếu Myanmar không thể trả nợ đúng hạn.

Trên thực tế, những vụ như vậy đã xảy ra ở một số nơi tại châu Á. Năm ngoái, Sri Lanka phải trao quyền kiểm soát cảng Hambantota cho Trung Quốc theo một hợp đồng thuê 99 năm sau khi Chính phủ Sri Lanka không trả kịp nợ vay để thực hiện dự án cảng này.

Theo một số ước tính, số nợ mà Myanmar sẽ phải gánh cho phần của nước này trong dự án trên sẽ vào khoảng 2 tỷ USD, tương đương khoảng 3% GDP.

Việc Myanmar xem xét lại dự án cảng Kyaukpyu diễn ra vào một thời điểm khá nhạy cảm, khi nước này đối mặt với sự chỉ trích của phương Tây cho rằng Myanmar đàn áp người Rohingya theo đạo Hồi. Nhiều chuyên gia cho rằng sự chỉ trích này của phương Tây có thể khiến Myanmar xích lại gần Trung Quốc hơn.

Hồi năm 2011, Myanmar từng khiến Trung Quốc không hài lòng khi đình chỉ dự án đập Myitsone trị giá 1,5 tỷ USD do lo ngại ảnh hưởng môi trường và xã hội.

Bình Minh

Vneconomy

Các tin tức khác

>   Tim Cook thừa nhận nghiện điện thoại (05/06/2018)

>   Rời công ty, Chủ tịch Starbucks để ngỏ khả năng chạy đua Tổng thống Mỹ (05/06/2018)

>   Thái Lan hướng đến mốc 10 triệu tấn gạo xuất khẩu (04/06/2018)

>   Vì sao các ngân hàng Qatar vẫn sống được dù bị khối Ả-rập cấm vận? (05/06/2018)

>   Giá dầu cao đe dọa lợi nhuận ngành hàng không toàn cầu (04/06/2018)

>   Đồng euro an toàn, nhưng châu Âu có thể phải gánh nợ Ý (03/06/2018)

>   Vì động thái áp thuế, Mỹ bị cô lập tại hội nghị G7 (03/06/2018)

>   Trung Quốc: Mọi tiến triển trong đàm phán thương mại sẽ biến mất nếu Mỹ tiến hành áp thuế (03/06/2018)

>   Hàng loạt người Trung Quốc thành tỷ phú nhờ dược phẩm (03/06/2018)

>   Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ xuống đáy 18 năm, xác suất Fed nâng lãi suất vào tháng 6 gia tăng (02/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật