Thứ Hai, 11/06/2018 10:43

Malaysia ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ?

Sẽ là hợp lý khi các quốc gia nhỏ và đang phát triển sử dụng một số hình thức bảo hộ thương mại vì họ không thể cạnh tranh một cách bình đẳng với các quốc gia lớn. Đây là nhận định của Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad trong ngày thứ Hai (11/06).

Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad

Phát biểu tại một hội nghị ở Tokyo, ông cho biết các quốc gia đang phát triển cần có một số “đặc quyền”. Trên thực tế, các quốc gia nhỏ như Malaysia sẽ rơi vào thế khó khi phải cạnh tranh trong một thế giới thương mại tự do, ông cho hay.

“Chúng ta phải nhận ra rằng: Cũng giống như những ngành công nghiệp non trẻ, những quốc gia non trẻ, những quốc gia chỉ vừa mới tăng trưởng. Họ cần một số đặc quyền, một số biện pháp bảo vệ cho bản thân họ, vì họ không trong vị thế có thể cạnh tranh lại với các quốc gia thương mại lớn, các quốc gia sản xuất công nghiệp lớn trên thế giới”.

Bên cạnh đó, ông Mahathir cũng cho rằng các quốc gia chỉ nói miệng là ủng hộ thương mại tự do, trong khi phần lớn các quốc gia đều áp dụng một số giới hạn.

Ông cho biết, chẳng hạn, Malaysia có tham vọng sản xuất phương tiện vận chuyển, nhưng gặp phải chướng ngại vật khi gia nhập vào thị trường của các quốc gia khác – vốn gắn điều kiện với hoạt động nhập khẩu xe hơi. Đức xuất khẩu rất nhiều phương tiện vận chuyển tới Malaysia, nhưng ngược lại thì Malaysia lại không thể xuất khẩu thậm chí là 1 chiếc xe hơi tới Đức.

Mặc dù lúc đầu Malaysia đã tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng vị Thủ tướng Malaysia lại cho rằng ông không thích thỏa thuận này cho lắm vì ông nghĩ nó sẽ ảnh hưởng bất lợi tới Malaysia. Ngoài ra, ông Mahathir nói thêm Mỹ – vốn đã rút ra khỏi thỏa thuận TPP – không còn tán dương thương mại tự do.

Ông Mahathir Mohamad muốn thay đổi phiên bản 11 thành viên để các nền kinh tế yếu cảm thấy dễ thở hơn.

Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei hôm qua, ông Mahathir cho biết: “Chúng ta phải xem xét lại” CPTPP (Hiệp định Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương). Thỏa thuận này đã được ký dưới thời chính phủ trước của Malaysia, khi cựu thủ tướng Najib Razak còn tại vị.

Ông Mahathir cho rằng một số điều khoản được Mỹ thêm vào trước đây khiến các nền kinh tế yếu hơn, như Malaysia, gặp bất lợi. “Điều quan trọng là phải cân nhắc trình độ phát triển của một quốc gia”, ông cho biết, đồng thời thúc giục có sự cân nhắc đặc biệt với nước mình.

“Khi thế giới ngày nay nói về thương mại tự do, khá rõ rằng thậm chí các quốc gia phát triển còn nhận thấy rằng thương mại tự do không quá được chấp thuận, nhất là ở Mỹ - nơi thực sự đang bảo hộ thương mại. Và nếu Mỹ – một quốc gia với nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, quốc gia giàu có nhất – tin vào việc hạn chế thương mại, thì điều đó không hợp lý”, ông nói.

“Thế nhưng, về phần các quốc gia nhỏ, việc đó là hợp lý vì các quốc gia nhỏ không thể cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia lớn”, nhà lãnh đạo Malaysia nhận định.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Cơn sốt World Cup khiến tờ tiền này tăng giá 70% chỉ trong 1 tuần (11/06/2018)

>   Donald Trump đã tới Singapore trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều (10/06/2018)

>   Donald Trump đã chỉ đạo các quan chức Mỹ không xác nhận thông cáo cuối cùng của G7 (10/06/2018)

>   Donald Trump: Thương mại không nên có thuế quan, rào cản và trợ cấp (09/06/2018)

>   Chờ đợi gì từ cuộc họp của ba NHTW quyền lực nhất thế giới: Fed, ECB và BoJ (10/06/2018)

>   Các lãnh đạo cố gắng cứu vãn sự đồng thuận của nhóm G7 (09/06/2018)

>   NHTW Argentina không còn can thiệp, đồng Peso xuống thấp kỷ lục (09/06/2018)

>   Dầu WTI giảm tuần thứ 3 liên tiếp (09/06/2018)

>   Vàng thế giới tăng nhẹ tuần qua bất chấp đà suy yếu trong phiên (09/06/2018)

>   Cặp vợ chồng Ấn Độ này đã lấy trộm 1.2 triệu USD từ Amazon bằng cách nào? (08/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật