Thứ Bảy, 02/06/2018 08:18

Đối thủ của Uber tại châu Âu được định giá 1 tỷ USD

Taxify hiện có 10 triệu khách hàng đăng ký trên ứng dụng và có mặt tại 25 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và châu Phi...

Ứng dụng đi chung xe Taxify, có trụ sở tại Tallinn, Estonia, vừa nhận được 175 triệu USD vốn đầu tư trong vòng gọi vốn dẫn đầu là tập đoàn ôtô Daimler (Đức), gia nhập hàng ngũ "startup kỳ lân" - được định giá trên 1 tỷ USD của châu Âu, theo CNBC.

Tham gia vòng gọi vốn này của Taxify - đối thủ lớn của Uber tại châu Âu, còn có quỹ đầu tư mạo hiểm Korelya Capital của Pháp, Taavet Hinrikus - người đồng sáng lập startup chuyển tiền TransferWise tại Anh, và nhà đầu tư hiện hữu là startup gọi xe Trung Quốc Didi Chuxing.

Sau vòng gọi vốn này, Daimler, công ty cũng sở hữu MyTaxi - một đối thủ khác của Uber, sẽ gia nhập hội đồng quản trị của Taxify.

"Taxify là lựa chọn lý tưởng để thêm vào danh mục các dịch vụ di chuyển của chúng tôi", Joerg Lamparter, giám đốc dịch vụ di chuyển tại Daimler Financial Services, cho biết trong một thông cáo.

Trong một thông cáo, người đồng sáng lập, CEO Markus Villig của Taxify nói: "Chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh xây dựng tương lai ngành vận tải và nhận được hỗ trợ từ các nhà đầu tư như Daimler, Didi. Đây chỉ là khởi đầu bởi sẽ ngày càng có nhiều người từ bỏ xe cá nhân và lựa chọn dịch vụ di chuyển theo nhu cầu".

Markus và em trai Martin cùng thành lập Taxify tại Estonia vào năm 2013 với mục tiêu cung cấp dịch vụ trong nước. Tuy nhiên, ứng dụng này ngày càng được biết đến rộng rãi và mở rộng ra 25 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu và châu Phi.

Markus cho biết công ty hiện hợp tác với hơn 500.000 lái xe tại các thị trường và có 10 triệu khách hàng đăng ký trên ứng dụng. Chỉ riêng trong năm ngoái, số lượng đặt chuyến trên nền tảng Taxify đã tăng gấp 10 lần.

Taxify cho biết sẽ dùng số vốn huy động được để phát triển công nghệ và mở rộng thị trường tại châu Âu và châu Phi. Trong khi đó, Uber đang cố gắng lấy lại hình ảnh dưới sự điều hành của tân CEO Dara Khosrowshahi. Trước đó, dưới thời của người tiền nhiệm Travis Kalanick, công ty này dính phải loạt bê bối liên quan tới văn hóa làm việc cũng như những cáo buộc tìm cách  "lách luật" tại nhiều thành phố. Tại London, Uber đang phải cố gắng để giữ giấy phép hoạt động sau khi bị cơ quan quản lý giao thông thành phố này ban lệnh cấm vào năm ngoái.

NGỌC TRANG

VNECONOMY

Các tin tức khác

>   Ấn Độ muốn bán hãng hàng không quốc gia, nhưng không ai muốn mua (01/06/2018)

>   Sự khó lường của ông Trump bắt đầu phản tác dụng (01/06/2018)

>   Italy đã đạt thỏa thuận lập chính phủ liên minh (01/06/2018)

>   Jim Cramer: Châu Âu đang ngạc nhiên vì họ chưa thấy người nào như ông Trump (01/06/2018)

>   Gạo Việt bớt phụ thuộc Trung Quốc (01/06/2018)

>   Các đồng minh Mỹ đưa ra biện pháp đáp trả lại động thái áp thuế nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ (01/06/2018)

>   Mỹ áp thuế nhập khẩu thép và nhôm lên Canada, Mexico và EU (31/05/2018)

>   Bộ trưởng Tài chính Latvia: Khủng hoảng của Italy sẽ là “quá nhiều” để châu Âu xử lý (31/05/2018)

>   Italy có thể là Hy Lạp tiếp theo, chỉ có điều tệ hơn (31/05/2018)

>   CNBC: Chính quyền Donald Trump chuẩn bị áp thuế nhập khẩu thép và nhôm lên EU (31/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật