Thứ Sáu, 01/06/2018 21:22

Gạo Việt bớt phụ thuộc Trung Quốc

Giá gạo trong nước và xuất khẩu đang ở mức cao. Điều này một phần nhờ thị trường xuất khẩu gạo bớt bị phụ thuộc vào Trung Quốc.

Thị trường xuất khẩu gạo VN đang đa dạng hơn
Gia Hân

Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 5.2018, xuất khẩu gạo đạt 2,66 triệu tấn, trị giá 1,45 tỉ USD, tăng 14% về lượng và tăng đến 40% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2018 đạt tới 503 USD/tấn, mức giá cao nhất trong nhiều năm qua và cao hơn cùng kỳ năm 2017 đến 13%. Nhờ gạo xuất khẩu tăng giá mà giá lúa gạo trong nước cũng hưởng lợi. So với đầu tháng, giá lúa cuối tháng 5 tăng trung bình 100 - 200 đồng/kg tùy loại và địa phương. Lúa IR50404 đang ở mức 6.200 - 6.400 đồng/kg, các giống lúa OM có giá 6.700 - 6.800 đồng/kg.

Điểm đáng lưu ý nhất, Trung Quốc dù vẫn duy trì vị thế là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất nhưng gạo VN đã bớt phụ thuộc vào thị trường này, từ 47,5% (2017) tổng sản lượng xuống còn 33,5% (2018), giảm 14%. Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2017 là 815.000 tấn so với 700.000 tấn của cùng kỳ năm 2018, giảm đến 115.000 tấn gạo xuất khẩu sang Trung Quốc. Một tín hiệu lạc quan khác là xu hướng tăng nhập khẩu gạo VN từ các thị trường mới, cao cấp. Trong 4 tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia tăng 333 lần, số lượng nhập khẩu từ VN lên đến 441.000 tấn; Iraq 16 lần; Malaysia gấp 3 lần; Ghana 50%, Hồng Kông 41,5%; Singapore 16%. Như vậy, thị trường xuất khẩu đã được đa dạng hóa chứ không còn phụ thuộc vào 2 “ông lớn” Trung Quốc và Philippines như trước đây nữa. Đa dạng hóa thị trường cũng là một trong những yếu tố giúp gạo tăng giá.

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn dự báo: “Từ nay đến hết tháng 6, giá lúa gạo diễn biến tích cực nhờ triển vọng xuất khẩu gạo sang Philippines”. Nước này là thị trường truyền thống của VN. Ngày 22.5 vừa qua Philippines mở thầu 250.000 tấn gạo nhưng các doanh nghiệp Thái Lan và Singapore trúng thầu nhờ giá rẻ. Tuy nhiên, ngày 29.5 nước này cho phép các thương nhân trong nước nhập khẩu 805.200 tấn gạo theo hạn ngạch hằng năm, kế hoạch này cho phép nhập khẩu tới 293.100 tấn từ VN. Bên cạnh đó, mới đây một doanh nghiệp của VN vừa trúng thầu 50.000 tấn gạo Japonica xuất sang Hàn Quốc. Japonica là loại gạo hạt tròn, chất lượng cao. Những tín hiệu trên từ thị trường xuất khẩu càng củng cố lòng tin về xu hướng tăng giá của lúa gạo nội địa trong thời gian tới.

CHÍ NHÂN

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Giá heo hơi hôm nay 1/6: Giá thịt vọt lên gần 100.000 đồng/kg, kẻ bán người mua... mệt phờ (01/06/2018)

>   Giá cá tra sẽ ở mức cao trong năm 2018 (01/06/2018)

>   Giá heo hơi hôm nay 31/5: Giá heo diễn biến kỳ lạ, nông dân lại ám ảnh giải cứu (31/05/2018)

>   Giải cứu nông sản: “Quả đắng” mùa... trái ngọt (31/05/2018)

>   Nguyên nhân nào đẩy giá tôm rơi chạm đáy 3 năm, nông dân lỗ nặng? (30/05/2018)

>   Rau quả xuất khẩu tăng kỷ lục (30/05/2018)

>   Giá nông sản hôm nay 30/5: Giá tiêu, giá cà phê tiếp tục lùi sâu hơn (30/05/2018)

>   Giá lợn hơi tăng bất thường: Ai thao túng giá? (30/05/2018)

>   Giá heo, cuộc chơi của các ông lớn (30/05/2018)

>   Sẽ không có chuyện heo Trung Quốc, Thái Lan nhập vào Việt Nam (29/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật