Thứ Tư, 20/06/2018 07:05

Dầu suy giảm trước dự báo sản lượng OPEC gia tăng

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu sụt giảm trong ngày thứ Ba (19/06), do dự báo OPEC cùng với các nhà sản xuất dầu chủ chốt khác sẽ quyết định tăng sản lượng vào cuối tuần này, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7 trên sàn Nymex lùi 78 xu (tương đương 1.2%) xuống 65.07 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 8 trên sàn Luân Đôn mất 26 xu (tương đương gần 0.4%) còn 75.08 USD/thùng.

Nhà đầu tư đang theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào về những gì có thể xảy ra tại cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào cuối tuần này. Các thành viên OPEC và nhóm các nhà sản xuất bên ngoài như Nga được dự báo sẽ gia tăng sản lượng tại cuộc họp này, nhưng các nhà sản xuất chính dường như không đồng ý về quy mô gia tăng, các báo cáo truyền thông đưa tin.

Các nhà phân tích tại Commerzbank lưu ý: “Một cuộc xung đột dường như có khả năng xảy ra tại cuộc họp OPEC+ vào ngày thứ Sáu tới: Theo đó Ả-rập Xê-út, Ecuador và Nga sẽ đề xuất gia tăng sản lượng thêm 1.5 triệu thùng/ngày – theo quan điểm của Nga”.

Tuy nhiên, nếu các nhà sản xuất dầu không thể đạt được đồng thuận, giá dầu có thể tiếp tục sụt giảm. Lukman Otunuga, Chuyên gia phân tích nghiên cứu tại FXTM, nhận định: “Dầu vẫn có nguy cơ lao dốc nều cuộc họp vào ngày thứ Sáu của OPEC tại Vienna kết thúc trong tình trạng bế tắc”.

Ông Otunuga nhấn mạnh rằng: “Iran, Venezuela và Iraq dự kiến sẽ phản đối bất kỳ quyết định nào của Ả-rập Xê-út và Nga nhằm gia tăng sản lượng. Và bất kỳ sự bất đồng nào giữa các thành viên OPEC trong cuộc họp có thể làm dấy lên lo ngại về tương lai của thỏa thuận cắt giảm sản lượng”.

Vào ngày thứ Ba, Bộ trưởng dầu mỏ Iran cho biết ông không tin rằng sẽ có một thỏa thuận tại cuộc họp OPEC, và rằng tình trạng giá dầu tăng cao được tạo ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo tin từ một số phóng viên tại Vienna.

Giá dầu cũng suy yếu khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang sau khi ông Trump đe dọa Bắc Kinh sẽ áp thuế nhiều hơn. Ông Trump cho biết trong tối ngày thứ Hai rằng ông có thể áp thuế bổ sung thêm 200 tỷ USD hoặc nhiều hơn nữa đối với hàng hóa Trung Quốc.

Trung Quốc đã phản ứng trong ngày thứ Ba, cho biết Bắc Kinh sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc áp dụng các biện pháp toàn diện để đối phó với những động thái thương mại từ Mỹ.

Trung Quốc ám chỉ rằng họ có thể tăng thêm thuế nhập khẩu đối với dầu thô từ Mỹ, qua đó có thể tác động đến kim ngạch xuất khẩu dầu tại Mỹ và gây sức ép lên giá dầu.

Trong khi đó, nhà đầu tư cũng chú ý đến đà leo dốc của sản lượng dầu tại Mỹ. Được biết, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố dữ liệu định kỳ về nguồn cung dầu thô tại Mỹ vào thứ Tư. Trong khi đó, báo cáo của Viện Xăng dầu Mỹ (API) sẽ được công bố vào cuối ngày thứ Ba.

Các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts dự báo dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 3.7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 15/09/2018, dự trữ xăng giảm 1 triệu thùng, còn dự trữ các sản phẩm chưng cất mất 700,000 thùng.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 7 lùi 0.8% xuống 2.038 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 7 mất 0.5% còn 2.122 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 7 sụt 1.7% xuống 2.90 USD/MMBtu.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Xăng A95 tại cửa hàng Petrolimex chỉ là 'thiếu cục bộ' (19/06/2018)

>   Dầu Brent quay đầu tăng hơn 2.5% khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dâng cao (19/06/2018)

>   Nhập khẩu xăng dầu đột nhiên tăng mạnh (18/06/2018)

>   Iran: 3 thành viên OPEC phản đối đề xuất nâng sản lượng của Ả-rập Xê-út (18/06/2018)

>   Các quỹ đầu cơ lạc quan về giá dầu trước cuộc họp OPEC (16/06/2018)

>   Dầu Brent sụt 4%/tuần trước dự đoán việc gia tăng sản lượng (16/06/2018)

>   Dầu WTI tăng liền 4 phiên lên cao nhất trong 2 tuần (15/06/2018)

>   Ả-rập Xê-út: Việc nâng sản lượng dầu mỏ từ từ là không thể tránh khỏi (14/06/2018)

>   Trung Quốc và Ấn Độ muốn mua thêm dầu Mỹ để làm giảm sức ảnh hưởng của OPEC? (14/06/2018)

>   Dầu Brent tăng hơn 1% khi nguồn cung tại Mỹ giảm mạnh (14/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật