Thứ Năm, 14/06/2018 21:22

Ả-rập Xê-út: Việc nâng sản lượng dầu mỏ từ từ là không thể tránh khỏi

Bộ trưởng Dầu mỏ Ả-rập Xê-út cho biết, việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh sẽ đồng ý gia tăng sản lượng dầu mỏ từ từ là chuyện không thể tránh khỏi.

“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ tiến tới một thỏa thuận, trong đó quan trọng nhất là đáp ứng được thị trường”, Khalid Al-Falih nói với các phóng viên ở Moscow (Nga) trong ngày thứ Năm (14/06), khi được hỏi về kết quả cuộc họp giữa OPEC và các đồng minh ở Vienna vào tuần tới. “Tôi nghĩ sẽ có thỏa thuận hợp lý và vừa phải nhưng không có gì là lạ thường cả”, ông cho hay.

Nga và Ả-rập Xê-út – các quốc gia sản xuất dầu hàng đầu đã tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng hồi cuối năm 2016 – sẽ bàn luận về động thái tiếp theo ở Moscow trong ngày thứ Năm (14/06), khi đội bóng của hai quốc gia này đối mặt với nhau tại World Cup. Gần đây, họ chịu áp lực ngày càng lớn, bao gồm cả áp lực từ các dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump, để gia tăng nguồn cung nhằm bù đắp cho sự suy giảm sản lượng của Venezuela (do khủng hoảng kinh tế) và việc Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran.

OPEC và các đồng minh có thể cân nhắc gia tăng nhiều nhất là 1.5 triệu thùng/ngày, Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, nói với các phóng viên ở Moscow trong ngày thứ Năm (14/06). Lượng sản lượng bổ sung này sẽ đủ để bù đắp sự mất mát từ phía Venezuela và Iran, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Ả-rập Xê-út đã và đang bàn luận các kịch bản khác nhau, trong đó sẽ nâng sản lượng thêm từ 500,000-1 triệu thùng/ngày, dựa theo nguồn thạo tin.

Trong bất kỳ thỏa thuận nào, lượng dầu bổ sung tới thị trường có thể thấp hơn so với mức gia tăng sản lượng đã cam kết. Một số quốc gia, nhất là Venezuela và Mexico, có ít khả năng nâng sản lượng vì những vấn đề trong ngành dầu nội địa.

Về phần ông Al-Falih, sự khẳng định về thỏa thuận “không thể tránh khỏi” trên là một canh bạc dựa trên khả năng ông để thuyết phục Venezuela và Iran không phản đối phương án gia tăng sản lượng trong cuộc họp trực tiếp ở Vienna vào tuần tới. Cho tới nay, Venezuela và Iran tỏ quan điểm rằng OPEC không cần phải gia tăng sản lượng trong năm nay, và lên tiếng cảnh báo sẽ phản đối động thái gia tăng sản lượng vì áp lực chính trị từ phía Washington.

“Chính quyền Donald Trump đang cố can thiệp vào các vấn đề của một tổ chức có chủ quyền”, Hossein Kazempour Ardebili, quan chức cấp cao nhất của Iran tham dự vào các cuộc họp của OPEC chỉ sau Bộ trưởng Dầu mỏ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày thứ Tư (13/06). Những nỗ lực như vậy đã thất bại trong quá khứ và cũng sẽ thất bại trong lần này, ông cho hay.

Iraq, quốc gia sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC, cho biết tổ chức nên kháng cự lại áp lực gia tăng sản lượng dầu vì thỏa thuận cắt giảm sản lượng vẫn chưa đạt được mục đích của họ, khi giá dầu thô vẫn dao động dưới mức mong muốn.

Trước trận đá banh ngày thứ Năm (14/06), Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã gặp gỡ Thái tử Ả-rập Xê-út, Mohammed bin Salman. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tới mối quan hệ ấm áp và lợi ích của việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực dầu, nhưng không đưa ra nhận định cụ thể về thỏa thuận OPEC.

Cả hai quốc gia cùng có chung một quan điểm nên gia tăng sản lượng dầu từ từ, nhưng khối lượng dầu chính xác có thể bơm thêm tới thị trường và thời điểm diễn ra sự gia tăng sản lượng sẽ được bàn luận với các bộ trưởng khác vào tuần tới, ông Novak cho hay.

Bên cạnh sự chắc chắn về thành công của cuộc họp OPEC vào tuần tới, ông Al-Falih cũng tỏ ra tự tin về trận bóng giữa Ả-rập Xê-út và Nga tại sân vận động Luzhniki của Moscow trong ngày thứ Năm (14/06).

“Tôi kỳ vọng Ả-rập Xê-út sẽ chiến thắng nhưng đó sẽ là trận đấu rất căng go”, ông nhận định.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Trung Quốc và Ấn Độ muốn mua thêm dầu Mỹ để làm giảm sức ảnh hưởng của OPEC? (14/06/2018)

>   Dầu Brent tăng hơn 1% khi nguồn cung tại Mỹ giảm mạnh (14/06/2018)

>   Ông Trump lại chỉ trích OPEC vì giá dầu quá cao (13/06/2018)

>   Dầu trái chiều sau báo cáo OPEC (13/06/2018)

>   OPEC nhấn mạnh tới sự bất ổn của nhu cầu dầu trước cuộc họp quan trọng (13/06/2018)

>   Dầu khởi sắc trước e ngại về nguồn cung (12/06/2018)

>   Giá dầu - Mục tiêu lên bao nhiêu? (11/06/2018)

>   Dầu WTI giảm tuần thứ 3 liên tiếp (09/06/2018)

>   “Nguy cơ thị trường xăng dầu bị lũng đoạn bởi các thương nhân đầu mối” (08/06/2018)

>   Trung Quốc đang dự trữ bao nhiêu dầu? (08/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật