Thứ Sáu, 15/06/2018 07:20

Dầu WTI tăng liền 4 phiên lên cao nhất trong 2 tuần

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (14/06), trong đó hợp đồng dầu WTI đóng cửa tại mức cao nhất trong 2 tuần, chủ yếu nhờ vào đà giảm mạnh của nguồn cung dầu thô tại Mỹ, mặc dù chỉ tăng nhẹ do sản lượng nội địa trong tuần trước vọt lên mức kỷ lục mới, MarketWatch đưa tin.

Trong khi đó, hợp đồng dầu Brent đã hầu như xóa hết đà tăng đã ghi nhận được trong phiên trước đó do khả năng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ quyết định nâng sản lượng khi các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC nhóm họp vào tuần tới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7 trên sàn Nymex tiến 25 xu (tương đương 0.4%) lên 66.89 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 31/05/2018. Hợp đồng này đã tăng giá 4 phiên liên tiếp.

Tuy nhiên, hợp đồng dầu Brent giao tháng 8 trên sàn Luân Đôn mất 80 xu (tương đương 1%) còn 75.94 USD/thùng.

Tyler Richey, Đồng biên tập tại Sevens Report, nhận định: “Giao dịch trong ngày hôm nay tất cả đều về ‘chênh lệch giá’, trước khi cuộc họp OPEC diễn ra vào ngày 22/06 tới”. Đề cập đến “Arbitrage” (kinh doanh chênh lệch giá), đây thường được định nghĩa là một giao dịch khai thác sự chênh lệch giá của các công cụ tài chính tương tự nhau. Trong trường hợp này, đó sẽ là dầu WTI và dầu Brent.

“Khả năng gia tăng sản lượng từ các nhà sản xuất chủ chốt như Ả-rập Xê-út và Nga đã tác động tiêu cực đến giá dầu Brent, trong khi thông tin lạc quan từ báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong tuần này đang tiếp tục giúp giá dầu WTI tăng nhẹ”, ông Richey cho biết thêm.

Cuộc họp sắp tới của OPEC có thể xác định triển vọng của thỏa thuận cắt giảm sản lượng, vốn hết hạn vào cuối năm nay.

Các báo cáo gần đây cho biết Ả-rập Xê-út và Nga muốn nâng giới hạn sản lượng để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung do căng thẳng địa chính trị tại Iran và Venezuela.

Hôm thứ Tư, EIA cho biết dự trữ dầu thô nội địa sụt 4.1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 08/06/2018. Đây cũng là tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 30/03/2018.

Dẫu vậy, tổng sản lượng dầu thô tại Mỹ tăng 100,000 thùng/ngày lên mức kỷ lục mới 10.9 triệu thùng/ngày, báo cáo của EIA cho thấy.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 7 mất 1.6% còn 2.091 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 7 lùi 1.2% xuống 2.159 USD/gallon.

Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 7 nhích gần 0.1% lên 2.965 USD/MMBtu.

Giá khí thiên nhiên gần như đi ngang sau khi EIA cho biết nguồn cung hàng hóa này vọt 96 tỷ feet khối trong tuần kết thúc ngày 08/06/2018, cao hơn dự báo tăng 88 tỷ feet khối từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Ả-rập Xê-út: Việc nâng sản lượng dầu mỏ từ từ là không thể tránh khỏi (14/06/2018)

>   Trung Quốc và Ấn Độ muốn mua thêm dầu Mỹ để làm giảm sức ảnh hưởng của OPEC? (14/06/2018)

>   Dầu Brent tăng hơn 1% khi nguồn cung tại Mỹ giảm mạnh (14/06/2018)

>   Ông Trump lại chỉ trích OPEC vì giá dầu quá cao (13/06/2018)

>   Dầu trái chiều sau báo cáo OPEC (13/06/2018)

>   OPEC nhấn mạnh tới sự bất ổn của nhu cầu dầu trước cuộc họp quan trọng (13/06/2018)

>   Dầu khởi sắc trước e ngại về nguồn cung (12/06/2018)

>   Giá dầu - Mục tiêu lên bao nhiêu? (11/06/2018)

>   Dầu WTI giảm tuần thứ 3 liên tiếp (09/06/2018)

>   “Nguy cơ thị trường xăng dầu bị lũng đoạn bởi các thương nhân đầu mối” (08/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật