Thứ Hai, 21/05/2018 08:38

'Siêu lừa' Huyền Như sắp hầu tòa phúc thẩm vì chiếm đoạt hơn 1.085 tỷ đồng

Sau bản án chung thân mà tòa sơ thẩm dành cho bị cáo Huyền Như, 5 nguyên đơn dân sự là các công ty đã có đơn kháng cáo, yêu cầu TAND Cấp cao xét xử phúc thẩm vụ án chiếm đoạt hơn 1.085 tỷ đồng.

Ngày 28/5, TAND Cấp cao tại TP.HCM dự kiến mở phiên tòa phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (40 tuổi, nguyên phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Vietinbank) chiếm đoạt hơn 1.085 tỷ đồng. Ngoài bị cáo Huyền Như và Võ Anh Tuấn (46 tuổi, nguyên cán bộ Vietinbank chi nhánh TP.HCM), tòa còn triệu tập 5 nguyên đơn dân sự cùng nhiều cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

"Siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 9/2, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Huyền Như án tù chung thân, bị cáo Anh Tuấn lãnh 7 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đồng thời, hai bị cáo này có trách nhiệm bồi thường cho các công ty liên quan số tiền hơn 1.000 tỷ đồng. Sau đó, Anh Tuấn và 5 nguyên đơn đã có đơn kháng cáo.

Huyền Như và Anh Tuấn từng bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trong đại án 4.000 tỷ đồng mà TAND TP.HCM xử năm 2014. Sau đó, TAND Tối cao tại TP.HCM (nay là TAND Cấp cao tại TP.HCM) xử phúc thẩm, nhận định hành vi chiếm đoạt số tiền hơn 1.085 tỷ đồng của năm công ty có dấu hiệu của tội “Tham ô tài sản” nên quyết định hủy phần này để điều tra, xét xử lại.

Quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra xác định có lỗi của năm công ty khi thực hiện thỏa thuận trái pháp luật với Huyền Như trong việc gửi tiền hưởng lãi suất vượt trần trái quy định của Nhà nước. Xét cả quá trình từ khi Huyền Như hình thành ý thức chiếm đoạt đến khi tội phạm hoàn thành, hành vi của nữ “siêu lừa” này là lừa đảo. Vì vậy, VKS vẫn tiếp tục truy tố Huyền Như về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo bản án sơ thẩm, Huyền Như đã lợi dụng các cá nhân, đơn vị muốn nhận lãi suất cao (một số cá nhân là người môi giới, đại diện các đơn vị gửi tiền có ý thức tư lợi cá nhân) để thỏa thuận trái pháp luật, dẫn dụ gửi tiền vào Vietinbank. Sau đó nữ “siêu lừa” lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống được trực tiếp thao tác chuyển tiền từ các tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân cho cô ta.

Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 5 đến tháng 9/2011, Huyền Như đã chiếm đoạt được hơn 1.085 tỷ đồng từ tài khoản của năm công ty tại VietinBank chi nhánh TP.HCM. Hiện bị cáo này đang thi hành án bản án phúc thẩm đại án 4.000 tỷ của TAND Cấp cao tại TP.HCM.

Thiên Phú

PHỤ NỮ

Các tin tức khác

>   Hiện trạng “ngân hàng 0 đồng” dưới góc nhìn Kiểm toán Nhà nước (20/05/2018)

>   Hoàn thiện lộ trình chuyển thẻ ATM từ thẻ từ sang thẻ chip  (20/05/2018)

>   Lãi ‘cắt cổ’ 85%: Vung tay vay tiền ăn tiêu rồi oằn lưng trả nợ (19/05/2018)

>   Hồi âm về trách nhiệm của các ngân hàng thua lỗ ngàn tỷ (19/05/2018)

>   Sacombank 2 năm liên tiếp dẫn đầu doanh số chi tiêu thẻ JCB (19/05/2018)

>   Đến đỉnh điểm của tranh chấp, Công ty Phương Trang mới khởi kiện Ngân hàng Đại Tín (18/05/2018)

>   Visa đề xuất lộ trình bảo mật thanh toán thẻ cho Việt Nam (18/05/2018)

>   50 suất học bổng tiếp tục trao cho học sinh nghèo đồng bào Rơ Măm (18/05/2018)

>   Ngân hàng đã "gỡ khó" cho người nuôi lợn thế nào? (18/05/2018)

>   Bà Hứa Thị Phấn và Công ty Phương Trang có “tình riêng”? (18/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật