Sau IPO, Xiaomi có thể sản sinh ra 7 tỷ phú mới
Khi các nhà sáng lập của Tập đoàn Xiaomi đang ăn cháo tại một văn phòng gần Zhongguancun thuộc Bắc Kinh trong năm 2010, họ đã quyết định tạo ra một thương hiệu điện thoại thông minh và bán với giá “thành thật”.
8 năm sau đó, ông Lei Jun cùng với 7 nhà đồng sáng lập khác của Xiaomi đã tạo dựng một công ty với tham vọng thách thức sự thống trị của Apple và Samsung. Ngoài ra, Xiaomi đang dự tính chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) và đây có thể là đợt IPO lớn nhất kể từ năm 2014. Sau đợt IPO, Xiaomi có thể sản sinh ra 5 vị tỷ phú đô la mới.
Trong tuần trước, Xiaomi đã nộp đơn đăng ký IPO lên sàn Hồng Kông, và dựa trên quan điểm của 6 chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg, Xiaomi được định giá khoảng 50-100 tỷ USD. Trong đó, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Xiaomi, ông Lei Jun, là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu là 31.4%, và 7 nhà sáng lập còn lại sở hữu tổng cộng 27% của công ty, dựa theo hồ sơ nộp lên sàn Hồng Kông.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Xiaomi, ông Lei Jun
|
Được biết, ông Lei Jun và ông Lin Bin – Chủ tịch của Xiaomi – vốn đã là tỷ phú USD. Nếu công ty Xiaomi được định giá là 50 tỷ USD thì có thể tạo ra thêm 3 tỷ phú mới. Và nếu được định giá ở mức 100 tỷ USD thì sẽ có thêm 5 nhà đồng sáng lập Xiaomi chạm tới cột mốc tỷ phú. Đây rõ ràng là một ví dụ cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đang sản sinh ra những người siêu giàu có nhanh đến mức nào. Trong số 500 người giàu nhất trên thế giới, có khoảng 40 người Trung Quốc (số lượng tỷ phú nhiều thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ) với tổng tài sản là 464 tỷ USD, dựa trên chỉ số Bloomberg Billionaires Index.
Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu mới được phát hành, với ước tính chào bán công khai sẽ từ 15% đến 25%.
“Trong vài quý vừa qua, một số cổ phiếu tăng nhưng cũng có cổ phiếu giảm sau khi IPO”, Sundeep Gantori, Chuyên gia phân tích tại UBS Global Wealth Management, đánh giá về số IPO tăng vọt của các hãng công nghệ Trung Quốc.
Sự quan tâm ngày càng lớn của thị trường đối với các hãng công nghệ vẫn là một dấu hỏi lớn. Tuần trước, cổ phiếu của công ty cung cấp dịch vụ y tế trực tuyến Ping An Healthcare and Technology giao dịch phiên đầu tiên ở mức giá thấp hơn giá chào bán IPO trên sàn chứng khoán Hồng Kông.
Việc thị trường có tiếp tục ưa chuộng cổ phiếu công nghệ hay không là điều chưa chắc chắn. Cổ phiếu Ping An Healthcare & Technology tuần trước đã xuống dưới giá IPO, trong ngày giao dịch đầu tiên sau niêm yết trên sàn Hong Kong.
Mo Jia, Chuyên gia phân tích tại Canalys, cho biết việc Xiaomi có thể được định giá ở mức cao hay không còn tùy thuộc vào quan điểm của nhà đầu tư. Liệu họ nhìn nhận Xiaomi như một công ty Internet được ưa chuộng hay chỉ là một hãng sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ. Và thậm chí kể cả nếu đạt được mức giá đó, rất khó để nói nó sẽ kéo dài bao lâu.
Nếu công ty được định giá ở mức 50 tỷ USD và phát hành 25% cổ phiếu mới ra công chúng thì lượng cổ phiếu của ông Lei Jun sẽ có giá trị là 11.8 tỷ USD. Còn nếu công ty được định giá ở mức 100 tỷ USD và phát hành 15% cổ phiếu mới ra công chúng thì điều này sẽ thúc đẩy tổng tài sản ròng của ông Lei Jun lên 28.3 tỷ USD, bao gồm cả khoản đầu tư ở Kingsoft và YY Inc., qua đó giúp ông trở thành người giàu có thứ 4 ở Trung Quốc, sau Jack Ma của Tập đoàn Alibaba, Pony Ma của Tập đoàn Tencent và Hui Ka Yang của Tập đoàn China Evergrande Group.
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
FiLi
|