Thứ Hai, 30/04/2018 08:00

Vốn giải ngân FDI tăng 6,3% trong 4 tháng đầu năm 2018

Mặc dù vốn đăng ký FDI vào Việt Nam đang có xu hướng giảm tuy nhiên vốn thực hiện lại tăng trưởng cao, dự báo về khoảng cách giữa 2 dòng vốn này sẽ ngày càng thu hẹp.

Cụ thể, tính đến tháng 4/2018, Việt Nam thu hút được 8,06 tỷ USD vốn đăng ký FDI với 883 dự án, bằng 76,1%, theo đó,  số vốn  giải ngân đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3% cùng kỳ năm ngoái.

Vốn đăng ký giảm

Cũng trong 4 tháng đầu năm 2018, thị trường đầu tư Việt Nam ghi nhận 303 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,24 tỷ USD, bằng 51,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được vốn FDI lớn nhất trên tổng số 17 ngành, lĩnh vực. (Ảnh minh hoạ, nguồn internet).

Ngoài ra, cũng trong 4 tháng đầu năm 2018, cả nước có 1.863 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp là 2,26 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kỳ 2017.

 Trong số này, có 1.087 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 1,56 tỷ USD và 776 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ, với tổng giá trị vốn góp 703,5 triệu USD.

Lý giải một trong những nguyên nhân khiến cho dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm trước đó là thời điểm năm nay, đặc biệt là những tháng đầu năm chưa có dự án “khủng” trị giá tỷ USD đăng ký vào Việt Nam. Quy mô các dự án đang duy trì ở mức khoảng 500 triệu USD hoặc nhỏ hơn.

Xét về thu hút FDI theo từng lĩnh vực, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được vốn đầu tư FDI lớn nhất trên tổng số 17 ngành, lĩnh vực có hoạt động thu hút FDI. Theo đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút được tổng vốn đăng ký đạt 4,52 tỷ USD, chiếm 56,1% tổng vốn đăng ký FDI vào Việt Nam. Theo sau là lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 807,5 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, với tổng vốn đầu tư đăng ký 779 triệu USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngoài ra, nếu xét theo đối tác đầu tư, có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng qua. Trong đó, Hàn Quốc đứng thứ nhất, với tổng vốn đầu tư 2,32 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 1,29 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 808 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư.

Còn theo địa bàn, TP.HCM đang thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, với tổng số vốn đăng ký 1,92 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,03 USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 746 triệu USD chiếm 9,25% tổng vốn đầu tư.

Tín hiệu tích cực từ vốn giải ngân tăng cao

Nhận định chung về tình hình thu hút FDI những tháng đầu năm, mặc dù số dự án thu hút được nhiều, song vốn bình quân lại thấp, ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE): “Hiện nay mới chỉ qua một quý nên chưa đánh giá được gì nhiều. Trong quý I/2018 chưa có những dự án lớn vì thế thu hút FDI nhìn chung thấp hơn năm 2017, nhưng chỉ cần một vài dự án “tỷ đô” thì sẽ thúc đẩy thu hút FDI tăng rất nhanh”.

Bên cạnh những băn khoăn liên quan đến vốn đăng ký thấp thì thu hút FDI những tháng đầu năm cũng có tín hiệu tích cực. Điều này được thể hiện ở số vốn giải ngân tăng trưởng cao. Nhận định liên quan đến tín hiệu này, ông Nguyễn Văn Toàn cho biết: “Điều này cho thấy môi trường đầu tư đã được cải thiện tốt hơn và nguồn vốn FDI đẩy vào sản xuất kinh doanh càng nhiều sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng”.

Ngoài ra, nhận định về triển vọng thu hút FDI trong thời gian tới, cụ thể là tầm nhìn ngắn hạn trong năm 2018, nhiều ý kiến cho rằng, Hiệp định CPTPP đã ký và khả năng sẽ đem lại nhiều tín hiệu tốt giúp thu hút được luồng vốn đầu tư có chất lượng hơn. Trong 11 quốc gia tham gia CPTPP có 3 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Singapore, Malaysia.

Thêm nữa, hiện nay Thái Lan cũng đang “đánh tiếng” muốn gia nhập tổ chức này và Mỹ cũng có khả năng quay lại nhưng nếu quay lại họ cũng sẽ có những điều kiện của họ vì Mỹ chiếm tới 60% GDP trong toàn khối. Nếu Mỹ quay lại thì Việt Nam rất có lợi vì thị trường xuất khẩu dệt may vào Mỹ của Việt Nam rất lớn, đặc biệt là khi các dòng thuế giảm theo cam kết. Các chuyên gia cũng khuyến cáo năm 2018 cũng như thời gian tới Việt Nam cần có sự chọn lọc tốt hơn trong thu hút FDI khi đã có CPTPP.

Ngọc Hà

DĐDN

Các tin tức khác

>   Đừng đơn độc ra thế giới (29/04/2018)

>   Xuất cà phê giá rẻ (29/04/2018)

>   Thái Sơn - Bộ Q.P liên quan gì đến đại tá Phùng Danh Thắm? (29/04/2018)

>   Đặc khu kinh tế - canh bạc của các quốc gia (29/04/2018)

>   'Ép' thanh toán qua ngân hàng (28/04/2018)

>   Mở rộng điều tra vụ án Út 'trọc', khởi tố Đại tá Phùng Danh Thắm (28/04/2018)

>   Xuất khẩu rau quả Việt tăng 'thần kỳ' nhưng 3/4 bán sang Trung Quốc (28/04/2018)

>   Những cơn sốt đầu tư ở ba đặc khu tương lai (28/04/2018)

>   Hàng trăm tài khoản ATM bị 'tấn công', đã đền tiền cho 3 chủ thẻ (28/04/2018)

>   Người tiêu dùng Việt Nam hoan nghênh thương mại điện tử (28/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật