Thứ Hai, 02/04/2018 23:00

Giảm ngày càng mạnh, Dow Jones lao dốc hơn 500 điểm, Phố Wall rớt hơn 2%

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào ngày giao dịch đầu tiên của tháng 4/2018, khi đà sụt giảm của cổ phiếu Amazon gây áp lực lên toàn bộ lĩnh vực công nghệ trong ngày thứ Hai (04/02).

Tính tới lúc 23h ngày thứ Hai (02/04 – giờ Việt Nam), chỉ số Dow Jones lao dốc 517.93 điểm (tương ứng 2.15%), S&P 500 giảm mạnh 63.44 điểm (tương ứng 2.4%) và Nasdaq Composite sụt 198.96 điểm (tương ứng 2.82%).

Diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ lúc 23h giờ Việt Nam
Nguồn: CNBC

“Các cổ phiếu đứng đầu thị trường đang chịu áp lực”, Marc Chaikin, CEO của Chaikin Analytics, cho hay. “Đây là tình huống trong đó những cổ phiếu giành chiến thắng trong vài năm trước lại gặp khó khăn tại thời điểm này. Khi điều đó xảy ra, thì sẽ có tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường”.

Trước đó, cổ phiếu của ông lớn thương mại điện tử Amazon lao dốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter hôm thứ Bảy (31/03) rằng Amazon đã lừa dối Dịch vụ Bưu chính Mỹ, đồng thời nói thêm cơ quan này đã mất hàng tỷ USD phân phối hàng hóa cho ông lớn thương mại này.

Amazon đã là một trong những cổ phiếu có thành quả tốt nhất trong năm 2017, tăng gần 64% trong giai đoạn đó.

Trong ngày thứ Hai (02/04), ông Trump tweet về Amazon rằng: “Chỉ có những kẻ ngốc (hoặc tệ hơn nữa) mới cho rằng Dịch vụ Bưu chính Mỹ của chúng ta đang tạo ra lợi nhuận cùng với Amazon. HỌ ĐÃ MẤT QUÁ NHIỀU TIỀN, và điều này sẽ thay đổi”.

Dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong ngày thứ Hai (02/04)

Nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục chịu áp lực trong ngày thứ Hai (02/04), trong đó cổ phiếu Facebook, Netflix và Alphabet đều giảm. Tháng trước, nỗi lo về vụ bê bối rò rỉ dữ liệu của Facebook đã gây áp lực cho toàn bộ lĩnh vực công nghệ. Trong tháng 3/2018, cổ phiếu Facebook lao dốc 10.4%.

Cổ phiếu Snap cũng sụt 7.5% trong ngày thứ Hai (02/04), sau khi công ty MoffettNathanson đưa ra khuyến nghị “bán”, đồng thời lưu ý rằng các học sinh tỏ ra không đồng tình với việc thiết kế lại ứng dụng của Snap.

Ngoài ra, các chuyên viên giao dịch cũng lo sợ về khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại.

Mới đây, Trung Quốc cho biết họ đang áp đặt hàng rào thuế quan mới lên thịt, trái cây và các sản phẩm từ phía Mỹ như là một động thái trả đũa lại quyết định áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ủy ban Thuế Quan Trung Quốc (CCTC) đang tăng mức thuế nhập khẩu lên thịt heo và phế liệu nhôm thêm 25%. Ngoài ra, họ cũng áp đặt thuế nhập khẩu 15% lên 120 hàng hóa khác của Mỹ, từ hạnh nhân cho tới táo và quả mọng.

Danh sách hàng hóa bị áp đặt thuế cũng khớp với danh sách đề xuất được công bố vào ngày 23/03/2018 – thời điểm Donald Trump thông qua quyết định áp thuế nhập khẩu tới 50 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc, dựa trên thông tin từ hãng tin Reuters.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin CNBC vào ngày thứ Hai (04/02), Steve Brice, Trưởng Bộ phận Chiến lược đầu tư tại Standard Chartered Private Bank, cho hay: “Động thái đáp trả của Trung Quốc chỉ là một tuyên bố về ý định trước đó… nhưng không phải là sự gia tăng căng thẳng thương mại theo quan điểm của chúng tôi”.

“Nếu Trung Quốc có thể hứng chịu một cú sốc lớn về giá từ việc thiếu nguồn nhận hàng xuất khẩu của nước này, hoặc nếu thị trường Trung Quốc có thể đóng vai trò là một tấm đệm làm giảm tác động ở một mức độ nào đó, thì nước này có thể nới rộng các biện pháp áp thuế tới nhiều lĩnh vực hơn, như các sản phẩm phụ trong ngành giấy, phim ảnh và ngũ cốc”, trích dẫn từ báo cáo của công ty Natixis.

Ngoài ra, nỗi lo về thương mại còn xuất hiện ở nơi khác. Ông Trump liên kết đề xuất xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico với các cuộc đàm phán về NAFTA. Trong ngày Chủ nhật (01/04), ông Trump tweet rằng: “Họ phải ngăn chặn dòng thuốc và người dân từ Mexico qua Mỹ, hoặc tôi sẽ ngăn chặn nguồn tiền của họ, NAFTA. CẦN CÓ BỨC TƯỜNG BIÊN GIỚI”.

Những chuyên gia bi quan cho rằng việc chính quyền Donald Trump áp đặt thuế sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu và có khả năng đẩy cả thế giới rơi vào cuộc suy thoái”, Nick Raich, CEO của The Earnings Scout, cho biết. “Chúng tôi thấu hiểu nỗi lo này. Chúng tôi biết được cuộc chiến thương mại toàn cầu sẽ tác động tiêu cực như thế nào đến lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai”.

---------------------------------------------------

22h10 giờ Việt Nam: Đà sụt giảm của cổ phiếu Amazon đẩy Dow Jones rớt hơn 300 điểm, Nasdaq lao dốc hơn 2%

Chỉ số Dow Jones giảm 320.08 điểm (tương ứng 1.33%), trong đó đà giảm mạnh của cổ phiếu Walmart lấn át đà tăng của UnitedHealth. Bên cạnh đó, chỉ số S&P 500 lùi 48.73 điểm (tương ứng 1.85%), với nhóm cổ phiếu công nghệ rớt hơn 1%. Đáng chú ý nhất, chỉ số Nasdaq Composite – chỉ số theo dõi các cổ phiếu công nghệ – lao dốc 166.08 điểm (tương ứng 2.35%) khi cổ phiếu Amazon dẫn đầu đà giảm với hơn 5%.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ lúc 22h10 giờ Việt Nam
Nguồn: CNBC

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi 

Các tin tức khác

>   BoAML: Trong quý 2/2018, TTCK Mỹ có thể biến động mạnh như quý 1/2018 (02/04/2018)

>   TTCK châu Á vẫn tăng nhẹ sau quyết định áp thuế của Trung Quốc (02/04/2018)

>   Trong cơn sốt IPO ở Hồng Kông, cổ phiếu đi từ bùng nổ sang sụp đổ chỉ trong vài ngày! (30/03/2018)

>   Chỉ số sợ hãi trên Phố Wall nhảy vọt 81%, kỷ nguyên yên bình trên TTCK Mỹ đã chấm dứt? (30/03/2018)

>   Dù tăng hơn 250 điểm trong phiên, Dow Jones vẫn ghi nhận quý giảm mạnh nhất trong hơn 2 năm (30/03/2018)

>   Làn sóng bán tháo thổi bay 141 tỷ USD của ba ông lớn công nghệ Trung Quốc (29/03/2018)

>   Amazon “bay mất” 53 tỷ USD vốn hóa, giảm mạnh nhất trong nhóm FAANG (29/03/2018)

>   Đà lao dốc của cổ phiếu Amazon khiến Phố Wall lùi bước (29/03/2018)

>   Hang Seng bốc hơi hơn 750 điểm (28/03/2018)

>   Hàng tồn chất đống, lợi nhuận hãng thời trang H&M giảm chóng mặt (28/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật