Thứ Năm, 19/04/2018 13:45

Đề xuất bán bia theo giờ: "Cần xem lại tính khả thi"

Giới chuyên gia cho rằng đề xuất bán bia theo giờ của Bộ Y tế không khả thi và dễ gây hiệu ứng phụ...

Giới chuyên gia cho rằng đề xuất bán bia theo giờ của Bộ Y tế không khả thi và dễ gây hiệu ứng phụ.

Trong dự thảo lần 2 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia vừa được công bố, Bộ Y tế đưa ra ba phương án điều chỉnh khung giờ cấm bán rượu bia.

Theo đó, phương án 1: Chỉ được bán rượu bia trong khoảng thời gian từ 11-14h và 17-22h hàng ngày, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch;

Phương án 2: Chỉ được bán rượu, bia trong khoảng thời gian từ 6-22h, hằng ngày, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch;

Phương án 3: Thời gian không được bán rượu, bia thực hiện theo lộ trình quy định của Chính phủ trong trường hợp cần thiết căn cứ yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống tác hại rượu bia.

Bàn về dự thảo lần này, luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico, cho rằng, việc bán rượu bia theo giờ không khả thi. Mục đích của luật này nên hướng đến khuyến cáo người dân sử dụng khoa học, chứ không nên mang tính áp đặt. Việc đưa ra khung giờ cấm không mấy tác dụng trong hạn chế sử dụng mặt hàng này. Ngược lại, người uống sẽ tìm tới những loại bia, rượu không đạt chất lượng.

"Ai sẽ kiểm soát việc này? Hiện việc cấm bán rượu đã được quy định trước đây với hình thức phạt khá nặng, song thực thi là câu chuyện nan giải. Vì thế cấm cũng chẳng thể được. Không nên giữ quan điểm quản lý không được thì cấm", ông Đức nói.

Đồng quan điểm, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ông Đậu Anh Tuần lo ngại dự thảo dự thảo lần 2 sẽ tạo ra hiệu ứng phụ, khiến người uống bia càng uống nhiều hơn, cấp tập hơn. Một số nước có ban hành quy định này nhưng thực ra không có nhiều ý nghĩa. Cấm có thể sẽ hạn chế được sản phẩm đủ nhãn mác, nhưng lại không kiểm soát được thị trường không nhãn mác.

Do đó, Trưởng ban Pháp chế VCCI đề nghị cần xem lại tính khả thi, tránh tình trạng doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc thì bị thiệt, cơ sở nhỏ, lẻ không những trốn thuế, không thực hiện bất cứ hoạt động gì lại có lợi.

Bên cạnh đó, Điều 8 Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia cấm doanh nghiệp đồ uống được tổ chức, tài trợ các sự kiện văn hoá nghệ thuật, thể thao...

Cụ thể, thứ nhất, nghiêm cấm khuyến mại rượu, bia trực tiếp cho người tiêu dùng. Dùng rượu, bia làm giải thưởng cho các cuộc thi, cung cấp rượu, bia miễn phí.

Thứ hai, cấm các doanh nghiệp kinh doanh rượu, bia quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dưới mọi hình thức, trên tất cả các phương tiện quảng cáo đối với rượu, bia từ 15 độ trở lên.

Rượu, bia dưới 15 độ bị cấm quảng cáo trên trên phương tiện giao thông, công trình giao thông, phương tiện quảng cáo ngoài trời, chương trình, kênh truyền hình, phim và ấn phẩm khác có đối tượng trẻ em, trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử trừ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

Quảng cáo bia, rượu dưới 15 độ trên báo hình, báo nói chỉ được thực hiện từ sau 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Đồng thời, dự thảo Luật cũng nhấn mạnh hạn chế hình ảnh uống rượu, bia trong các sản phẩm điện ảnh, truyền hình.

Thứ ba, đối với các hoạt động tài trợ của các doanh nghiệp này, Dự thảo nêu ra 2 phương án. Theo đó, phương án 1 là cấm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu bia tài trợ cho các sự kiện, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể thao, vui chơi giải trí. Các doanh nghiệp này không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia. Bên cạnh đó, cũng không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ và không được có tên sản phẩm bia, rượu trên vật phẩm tài trợ.

Phương án 2 thì quy định trên chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu.

"Đối với những nhà sản xuất chân chính họ có nhu cầu quảng cáo cho sản phẩm tin cậy, phù hợp đúng pháp luật cho người tiêu dùng. Nếu cấm kênh đấy thì người tiêu dùng sẽ không phân biệt được đâu là sản phẩm được chứng nhận. Đây là điểm hạn chế", Trưởng ban Pháp chế VCCI nói.

Dự kiến, dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia sẽ được trình Quốc hội vào tháng 10 tới, với 6 Chương, 22 Điều.

KIỀU LINH

VNECONOMY

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đến cơ hội đầu tư tại Việt Nam (19/04/2018)

>   Khởi tố Vũ 'nhôm' thêm tội trong vụ án Ngân hàng Đông Á (18/04/2018)

>   Có dấu hiệu Vũ 'nhôm' trốn thuế hàng trăm tỉ đồng tại dự án Đa Phước (18/04/2018)

>   Vượt Mỹ, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của nhiều quốc gia châu Á, kể cả Việt Nam (18/04/2018)

>   Hai cựu chủ tịch Đà Nẵng tiếp tay cho Vũ "nhôm" thâu tóm đất công (18/04/2018)

>   Công an đang khám xét nhà 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng (18/04/2018)

>   Kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 7,64% (18/04/2018)

>   Khám nhà nguyên tướng tình báo Phan Hữu Tuấn ở Hà Nội (17/04/2018)

>   Khởi tố nguyên Phó Tổng Cục trưởng Bộ Công an Phan Hữu Tuấn và hai nguyên Chủ tịch TP Đà Nẵng (17/04/2018)

>   Quảng Ninh, từ 4 câu hỏi khó của vị tỷ phú đến kỳ vọng hút nhà đầu tư "top 500" (17/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật