Thứ Sáu, 02/02/2018 15:46

Nhịp đập Thị trường 02/02: Đảo chiều ấn tượng

Lực cầu cổ phiếu gia tăng về cuối phiên giúp VN-Index lấy lại sắc xanh. Ngân hàng, thực phẩm - đồ uống bứt phá giúp thị trường đi lên.

VN-Index kết phiên giao dịch tại 1,105.04 điểm, tăng 0.49%. HNX-Index có diễn biến tương tự tăng 0.67% lên mức 123.97 điểm. Giá trị khớp lệnh cả hai sàn đạt hơn 5,894.8 tỷ đồng.

Độ rộng toàn thị trường cân bằng khi 237 mã tăng và 228 mã giảm, hàm ý về sự tăng trưởng của chỉ số đến từ nhóm cổ phiếu vồn hóa lớn.

Ngân hàng bứt phá trong phiên. Hai ông lớn trong ngành là VCBCTG duy trì sắc xanh từ phiên sáng. Ngoài ra, các cổ phiếu khác như VPB, ACB, STB, MBB đều tăng trưởng tốt. Đặc biệt, VPB tăng mạnh 3.8%, giá tiếp tục đi lên và trong quá trình tìm đỉnh cao mới.

Thực phẩm - đồ uống đảo chiều ấn tượng, chỉ còn MSN chìm trong sắc đỏ, trong khi VNMSAB lấy lại sắc xanh, VNM tăng mạnh 2%, giá VNM được hỗ trợ mạnh tại vùng tâm lý 200,000, xu hướng tăng duy trì khi giá vẫn nằm trên các đường MA trung dài hạn (MA 50, MA 100).

Họ dầu khí phân hóa. GASPVT điều chỉnh trong khi PVSPVD đi lên. Nhóm này rung lắc ngắn hạn nhưng xu hướng tăng được duy trì do được hỗ trợ từ đà tăng của giá dầu thế giới.

Bất động sản tăng trưởng với sự đi lên của VIC, NLG, NVL. Ngoài ra, một số cổ phiếu có tính đầu cơ như HAR, SCR cũng thu hút được dòng tiền. Trong đó, VIC gặp kháng cự tại 88,000-90,000, nếu vượt vùng này thì giá có thể hướng đến vùng 100,000.

Hàng không đảo chiều tăng trở lại. Lực cầu xuất hiện trên HVNVJC, hai cổ phiếu này đang được hỗ trợ từ kết quả kinh doanh quý 4.

Chiều ngược lại, ngành chế biến thủy sản chịu áp lực bán, các ông lớn HVG, IDI, VHC đều đi xuống. Đặc biệt, HVG giảm sàn và trống bên mua với hơn 0.5 triệu cổ phiếu khớp lệnh.

Ngành chăm sóc sức khỏe cũng chịu áp lực bán khi DHG giảm mạnh trên 2%.

Trong khi HAG đứng giá thì HNG giảm mạnh 1.2%.

14h: VNM, VIC, VCB nâng đỡ thị trường

VN-Index thu hẹp đà giảm và hướng về mốc 1,100 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn VNM, VIC, VCB nâng đỡ thị trường.

Độ rộng toàn thị trường yếu khi có 185 mã tăng và 262 mã giảm. Điều này cho thấy lực cầu tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (VCB, VNM, VIC) giúp VN-Index thu hẹp đà giảm.

Bất động sản với đầu tàu VIC, NLG và NVL đang là động lực chính nâng đỡ thị trường. Ngoài ra, một số cổ phiếu có tính đầu cơ trong ngành cũng hút dòng tiền trở lại như: SCR, HAR.

Bảo hiểm tăng trưởng khá với BVH. Cổ phiếu này rung lắc trong ngắn hạn nhưng xu hướng tăng vẫn duy trì do giá vẫn nằm trên các nhóm MA quan trọng.

Biến động giá của BVH từ tháng 09/2016 đến nay

Ngành hàng không bắt đầu phân hóa, lực cầu xuất hiện trên VJC giúp đảo chiều trong phiên. Do kết quả kinh doanh quý 4 thuận lợi nên xu hướng tăng của VJC sẽ được hỗ trợ trong ngắn hạn.

Chiều ngược lại, chế biến thủy sản tiếp tục điều chỉnh. Các ông lớn trong ngành đều chịu áp lực bán. Đặc biệt HVG đã giảm sàn và trống bên bán.

Phiên sáng: Lực bán tăng tại mốc 1,100 điểm

Lực cung cổ phiếu bắt đầu gia tăng tại mốc 1,100 điểm làm VN-Index chìm trong sắc đỏ. Ngân hàng, bất động sản nâng đỡ thị trường.

Kết phiên sáng, VN-Index điều chỉnh về mức 1,092.23 điểm, giảm 0.68%. HNX-Index giằng co mạnh gần tham chiếu, chỉ số tăng nhẹ 0.24% lên mức 123.44 điểm.

Có 166 mã tăng và 268 mã giảm hàm ý lực cung cổ phiếu tăng, và bên bán bắt đầu quyết liệt hơn.

Ngân hàng tiếp tục hút dòng tiền khi các ông lớn trong ngành (VCB, CTG) duy trì sắc xanh, các cổ phiếu còn lại như ACB, VPB, STB đều có mức tăng khá. Đặc biệt, CTG tăng gần 1%, cổ phiếu này dao động trong vùng 27,000-29,000, qua đó cho thấy giai đoạn tích lũy trong xu hướng.

VIC và NVL đi đầu giúp ngành bất động sản tăng tốc. Hiện tượng rung lắc trên NVL có thể đã kết thúc khi giá được hỗ trợ mạnh tại vùng 77,000-80,000. Ngoài ra, một số cổ phiếu có tính đầu cơ trong ngành cũng thu hút được dòng tiền như DRH.

Dầu khí phân hóa mạnh. Tuy GAS và PVT chìm trong sắc đỏ, nhưng PVD và PVS lại tăng trưởng tốt. Trong các phiên gần đây họ dầu khí rung lắc khá mạnh, nhưng xu hướng tăng ngắn hạn được duy trì nhờ giá dầu thế giới tiếp tục ổn định tại mức cao quanh 70 USD/thùng.

Chiều ngược lại, thực phẩm - đồ uống đi xuống. MSN, SAB, VNM đều giảm, MSN bị chốt lời mạnh, giảm gần 6%, giá đã phá MA 20 nên hiện tượng rung lắc còn tiếp tục. Vùng 80,000-85,000 có thể là hỗ trợ tốt trong ngắn hạn.

Chế biến thủy sản với các ông lớn VHC, HVG, IDI đi ngang hoặc giảm giá. Áp lực bán trên nhóm này đang gia tăng đặc biệt là HVG, giá đã cắt xuống các nhóm MA quan trọng nên rủi ro ở mức cao.

10h30: Ngân hàng, bất động sản nâng đỡ thị trường

VN-Index rung lắc mạnh quanh mốc 1,100 điểm. Dòng tiền chảy vào ngân hàng, bất động sản.

Độ rộng thị trường yếu khi có 152 mã tăng và 217 mã giảm hàm ý lực cung cổ phiếu từ bên bán gia tăng trên diện rộng.

Bất động sản bứt phá với sự đi lên của VIC và NVL. VIC tăng trên 1%, kháng cự mạnh trong ngắn hạn với xu hướng là vùng 85,000-90,00, nếu vượt vùng này thì VIC có thể hướng đến mục tiêu giá 100,000.

Ngân hàng tăng tốc, ngoài VCB, CTG duy trì sắc xanh thì các cổ phiếu còn lại như ACB, MBB, STB, VPB cũng tăng trưởng tốt. Trong các phiên gần đây nhóm này rung lắc mạnh tuy nhiên xu hướng tăng vẫn được duy trì.

Chiều ngược lại, ngành hàng không chịu áp lực chốt lời lớn, hai cổ phiếu đầu ngành HVN và VJC chìm trong sắc đỏ. Tuy vậy, kết quả kinh doanh quý 4 của VJC đang khả quan, lợi nhuận đạt 1,755 tỷ đồng tăng 237% so với cùng kỳ. Lợi nhuận tăng trưởng tốt nhờ vào sự tăng trưởng của đội tàu bay và hoạt động chuyển giao quyền sở hữu máy bay.

Lực cung cổ phiếu bắt đầu tăng trở lại trên nhóm sản phẩm cao su khi CSM đảo chiều suy yếu. Giá cao su thế giới có dấu hiệu ổn định tại mức thấp có thể là tín hiệu hỗ trợ nhóm này trong thời gian tới.

Mở cửa: Giằng co quanh mốc 1,100 điểm

VN-Index giằng co quanh mốc 1,100 điểm. Ngân hàng đang là đầu tàu dẫn dắt xu hướng.

Độ rộng thị trường lớn khi có 162 mã tăng và 122 mã giảm. Điều này chứng tỏ lực cầu cổ phiếu gia tăng.

Họ dầu khí phân hóa, PVS đi lên trong khi PVD và PVT điều chỉnh. Dầu thế giới tăng trưởng tốt trong phiên tối qua sau nhận định của Goldman Sachs. Theo đó, Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent có thể đạt mức 80 USD/thùng vào cuối năm nay và cho rằng thị trường có thể đang đạt trạng thái cân bằng về cung và cầu. Giá dầu WTI giao tháng 3 tăng 1.7% lên 65.80 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 4 tăng 1.1% đạt mức 69.65 USD/thùng.

Biến động của giá dầu Brent từ đầu năm 2016 đến nay

Nguồn: tradingview.com

Ngân hàng có sự phục hồi trở lại, các ông lớn trong ngành như VCB, CTG duy trì được sắc xanh. Nhìn chung nhóm này đang rung lắc ngắn hạn nhưng xu hướng tăng vẫn duy trì.

Nhóm sản phẩm cao su lấy lại sắc xanh sau chuỗi điều chỉnh trước đó, các ông lớn trong ngành như DRC, CSM, SRC đều tăng trên 1%.

Trên sàn HNX, HNX-Index có diễn biến tương tự, chỉ số giằng co đầu phiên. Đỉnh ngắn hạn đầu tháng 01/2018 (vùng 120-122 điểm) sẽ đóng vai trò hỗ trợ nếu có sự điều chỉnh diễn ra.

Mạnh Hiếu

FiLi

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 02/02: Sức ép điều chỉnh gia tăng? (01/02/2018)

>   VN30 Futures 02/02: Tận dụng vị thế short T+0? (01/02/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 01/02: Sập bẫy phiên chiều (01/02/2018)

>   Vietstock Daily 01/02: Dòng tiền đều đặn gom hàng (31/01/2018)

>   VN30 Futures 01/02: Rủi ro tăng cao đối với các vị thế giữ lệnh qua đêm (31/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 31/01: VN-Index "đổ đèo" cuối phiên (31/01/2018)

>   Vietstock Daily 31/01: Dòng tiền thông minh đang hướng vào Small Cap (30/01/2018)

>   VN30 Futures 31/01: Cửa tăng sáng hơn? (30/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 30/01: Bật tăng phút cuối (30/01/2018)

>   Vietstock Daily 30/01: Thận trọng trước rủi ro điều chỉnh T+3 (29/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật