Người tiêu dùng Việt coi trọng chất lượng hơn giá cả so với Singapore, Thái Lan
Đây là dánh giá của các doanh nghiệp Nhật Bản mà Tổ chúc Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam đưa ra mới đây trong báo cáo Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Mạng xã hội là kênh truyền thông hiệu quả nhất của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
|
Theo đó, mạng xã hội là kênh thông tin được 69% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng sẽ là kênh truyền thông tiếp cận khách hàng Việt Nam tốt nhất. Theo sau đó là kênh website công ty chiếm 34,5%, quảng cáo bằng truyền hình là 17,2% và quảng cáo tại cửa hàng có mức độ hiệu quả thấp nhất là 13,8%.
Điều này đã phản ánh phần nào xu hướng truyền thông và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam rằng những kênh truyền thông truyền thống như truyền hình đã được thay thế bằng mạng xã hội. Một xu thế tất yếu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Báo cáo này cũng cho thấy, cách tiêu dùng của người Việt Nam đã có xu hướng thay đổi khi, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng người tiêu dùng Việt Nam coi trọng giá cả đã giảm xuống còn mức 18,2% trong khí đó tỷ lệ người tiêu dùng khá coi trọng chất lượng và coi trọng chất lượng tại Việt Nam cao hơn cả so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, và Indonesia với 44,3%.
Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, người tiêu dùng Việt Nam coi trọng chất lượng so với các quốc gia khác.
Báo cáo đã công bố chi tiết những xu hướng đầu tư, thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam cho thấy nỗ lực khai thác thị trường Việt Nam từ các nhà đầu tư Nhật Bản.
Cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục có sự thay đổi.
|
Theo đó, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục có sự chuyển dịch. Cụ thể, theo số liệu sơ bộ từ báo cáo của JETRO xét theo số vốn cấp phép mới, vốn chế tạo năm 2017 chỉ chiếm 5%, giảm mạnh so với tỷ lệ 59% so với năm 2016. Ngành phân phối bán lẻ xét trên số vốn cấp phép năm 2017 lên mức 9%, tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2016 là 8%.
Năm 2017 ghi nhận nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) và đầu tư mới đình đám của nhiều nhà đầu tư Nhật Bản trong thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong đó phải kể đến chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven bên cạnh các doanh nghiệp khác như AEON, MiniStop, FamilyMart... đã tham gia thị trường Việt Nam trước đó.
Các chuyên gia đến từ Hiệp hội Bán lẻ từng đưa ra nhận định: “Việt Nam lâu nay được đánh giá là “thỏi nam châm” thu hút các tên tuổi bán lẻ trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Quy mô dân số khoảng 94 triệu dân, phần lớn dân số trẻ với mức thu nhập cao, tốc độ đô thị hoá hàng đầu trong khu vực... đây sẽ là những dư địa để các nhà đầu tư không ngần ngại rót vốn để tham gia vào thị trường Việt Nam”.
Ngọc Hà
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP
|