Thứ Sáu, 05/01/2018 16:10

Nhịp đập Thị trường 05/01: Mất mốc 1,015 điểm

Lực bán gia tăng về cuối phiên làm VN-Index tiếp tục điều chỉnh. Áp lực chốt lời tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng và chứng khoán.

VN-Index kết phiên giao dịch tại 1,012.65 điểm, giảm 0.7%. HNX-Index có diễn biến tương tự khi điều chỉnh 0.49% về mức 118.92 điểm. Giá trị khớp lệnh cả hai sàn đạt hơn 7,810.1 tỷ đồng.

Độ rộng toàn thị trường yếu khi 202 mã tăng và 274 mã giảm. Chỉ có 05/20 ngành tăng trưởng, cho thấy lực cung chiếm ưu thế trong phiên.

Áp lực chốt lời lớn trên nhóm chứng khoán, với các cổ phiếu đầu ngành như: HCM, SSI, VND điều chỉnh mạnh từ 2% trở lên. Đặc biệt, SSI giảm 4%, cổ phiếu này đang rung lắc mạnh tại vùng đỉnh năm 2009. Dự kiến, hiện tượng này sẽ còn tiếp tục trong ngắn hạn.

VCB, CTG là tâm điểm của ngành ngân hàng khi lực cung liên tục gia tăng là 2 ông lớn giảm mạnh hơn 2%. Các cổ phiếu khác cũng chịu chung số phận nhưng áp lực không lớn. Điểm sáng trong phiên là HDB tăng trần 20% ngay trong phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE.

Ngành thực phẩm - đồ uống phân hóa, sự đi lên của MSN làm giảm bớt tác động tiêu cực từ VNMSAB. Với VNM sự điều chỉnh hiện tại chỉ mang yếu tố kỹ thuật do cổ phiếu này vẫn duy trì xu hướng tăng ngắn hạn.

Bất chấp sự tăng trưởng của giá dầu thế giới phiên tối qua, họ dầu khí phân hóa, PVD, PVT, GAS điều chỉnh, chỉ có PVS tăng trưởng tốt 2%. Do giá dầu thế giới đang trong xu hướng tăng nên họ dầu khí sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong tương lai. Sự điều chỉnh trong phiên là hiện tượng chốt lời ngắn hạn sau quá trình tăng nóng.

Trong ngành bất động sản, VIC vẫn chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, NVL lại đảo chiều tăng trưởng tốt gần 1%. NVL và ROS là 2 cổ phiếu giúp ngành tránh được phiên giảm sâu.

Ngược lại, sản phẩm cao su là điểm sáng trong phiên, ba ông lớn: DRC, CSM, SRC đều tăng mạnh. DRC tăng mạnh nhất nhóm, 4.3%. Nhóm này đang trong giai đoạn tích lũy và hình thành xu hướng tăng, trong ngắn hạn đường MA 20 sẽ là hỗ trợ tốt nếu có sự rung lắc.

HVG tăng trần giúp ngành chế biến thủy sản đi lên. Cổ phiếu này cắt lên MA 20 hàm ý tín hiệu mua trở lại.

Cặp đôi HNGHAG là điểm sáng trong phiên. Đặc biệt, HAG tăng mạnh trên 3%.

14h: Sản phẩm cao su dậy sóng

VN-Index vẫn duy trì sắc đỏ tuy nhiên lực cung không còn quyết liệt như phiên sáng. Sản phẩm cao su đang nâng đỡ thị trường.

Độ rộng toàn thị trường yếu khi có 191 mã tăng và 270 mã giảm. Điều này cho thấy lực bán trên diện rộng đang làm thị trường điều chỉnh.

Lực bán vẫn tập trung mạnh tại nhóm chứng khoán, các cổ phiếu chủ chốt trong ngành như : HCM, SSI, VND có sự điều chỉnh. SSI đang dao động quanh đỉnh năm 2009 (ngưỡng 30,000), nên hiện tượng rung lắc còn tiếp tục. Nếu vượt được vùng này thì xu hướng tăng sẽ rất mạnh và mục tiêu giá có thể quanh 40,000-50,000.

Nhóm thực phẩm - đồ uống phân hóa. SAB và VNM đi xuống trong khi MSN duy trì sắc xanh. Lực cầu với MSN đang lớn, nếu vượt thành công ngưỡng 84,000 (đỉnh năm 2013) thì kháng cự mạnh kế tiếp là đỉnh cao lịch sử quanh 100,000.

Ngân hàng vẫn bị bán mạnh. Ba ông lớn (BID, CTG, VCB) chìm trong sắc đó. Nhưng lực cầu cổ phiếu đang gia tăng trở lại trên một số cổ phiếu khác như: ACB, MBB. Đặc biệt, ACB đã lấy lại sắc xanh. ACB đang thu hút được dòng tiền lớn khi khối lượng giao dịch trong 1 tháng gần đây có xu hướng tăng.

Chiều ngược lại, nhóm sản phẩm cao su lại thu hút dòng tiền khi tăng mạnh trở lại. DRC, SRC, CSM đều tăng trưởng tốt. Các cổ phiếu này được hỗ trợ mạnh từ đường MA 20 nên xu hướng phục hồi có thể được hình thành trở lại.

Tuy GAS và PVT vẫn điều chỉnh nhưng sự đi lên của PVD và PVS giúp họ dầu khí tăng trưởng. Nhóm này nhiều khả năng sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền do được hỗ trợ từ giá dầu thế giới.

Phiên sáng: Lực bán mạnh tại vùng 1,015-1,020 điểm

VN-Index chịu áp lực bán mạnh tại vùng 1,015-1,020 điểm, chỉ số vẫn chìm trong sắc đỏ. Ngân hàng, chứng khoán và bất động sản kéo thị trường đi xuống.

Kết phiên sáng, VN-Index điều chỉnh về mức 1,015.54 điểm, giảm 0.41%. HNX-Index giảm 0.33% về mức 119.10 điểm.

Chỉ có 6/20 nhóm tăng trưởng, trong đó 185 mã tăng và 255 mã giảm hàm ý bên bán đang chiếm ưu thế.

Áp lực bán chỉ còn duy trì trên các ông lớn ngành ngân hàng như: VCB, BID, CTG, các cổ phiếu còn lại đều thu hẹp đà giảm và dao động quanh tham chiếu. Đáng chú ý là cổ phiếu HDB, cổ phiếu này đang tăng mạnh gần 18% với khối lượng giao dịch khủng trong phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE.

Trong ngành bất động sản,VIC vẫn bị bán mạnh. Tuy nhiên, NVL lại đảo chiều tăng giá. Dự kiến, NVL sẽ còn rung lắc tại vùng 67,000-69,000 (vùng giao dịch dày đặc trong quá khứ), trước khi có thể bứt phá đi lên.

Nhóm chăm sóc sức khỏe mà đi đầu là: DHGDMC có sự điều chỉnh. DHG đang kiểm định lại vùng đỉnh tháng 10/2017 (vùng 116,000-118,000) nên hiện tượng rung lắc sẽ còn tiếp tục. Nếu vượt được đỉnh này thì xu hướng tăng của DHG sẽ mạnh lên và mục tiêu giá có thể là quanh 126,000.

Áp lực bán trên nhóm chứng khoán gia tăng khi các cổ phiếu đầu ngành HCM, SSI, VND đều điều chỉnh mạnh trên 1%.

Đà tăng của MSN có tác động tích cực làm giảm ảnh hưởng từ SAB và VNM, qua đó giúp ngành thực phẩm - đồ uống tránh được phiên giảm sâu. SAB đang cho thấy sự tích lũy quanh đáy tháng 12/2017 khi dao động trong vùng 248,000-268,000.

Họ dầu khí phân hóa, trong khi PVD, GAS và PVT điều chỉnh thì PVS lại tăng trưởng tốt. PVS đang bước vào giai đoạn phục hồi mới khi chỉ số liên tục vượt đỉnh cũ và đóng cửa trên nhóm MA ngắn và trung hạn. Các ông lớn còn lại có thể đang rung lắc kỹ thuật sau giai đoạn tăng nóng trước đây.

Chiều ngược lại, sản phẩm cao su tăng trưởng tốt khi ba cổ phiếu đầu ngành (CSM, DRC, SRC) đều có sắc xanh. Trong đó DRC tăng mạnh nhất, 5.7%. Xu hướng phục hồi ngắn hạn đang được duy trì khi DRC đóng cửa trên nhóm MA 50 và MA 100.

Cặp đôi HNG và HNG đang thu hẹp đà tăng, nhưng vẫn giao dịch tại mức cao trong phiên, tăng trên 3%.

10h30: Lực cung cổ phiếu gia tăng trên nhóm ngân hàng, bất động sản

Áp lực bán tăng làm VN-Index điều chỉnh trở lại. Chỉ số mất mốc 1,015-1,020 điểm, với tâm điểm là nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.

Độ rộng thị trường cân bằng khi có 151 mã tăng và 152 mã giảm. Điều này cho thấy lực cầu đang có dấu hiệu gia tăng.

Áp lực chốt lời bắt đầu tăng trên nhóm ngân hàng làm nhóm này điều chỉnh mạnh. Các ông lớn: VCB, BID, CTG đều giảm hơn thị trường. Chỉ có STB liên tục giằng co quanh tham chiếu sau thông tin về chủ tịch Dương Công Minh.

Bất động sản có sự phân hóa theo hướng điều chỉnh chỉ còn ROS, SCR giữ được sắc xanh, các cổ phiếu khác như: VIC, NVL, NLG đều suy yếu. Với NVL thì xu hướng tăng ngắn hạn đang mạnh do giá nằm trên các nhóm MA quan trọng. Sự rung lắc hiện tại chỉ mang yếu tố kỹ thuật khi NVL tiếp cận vùng 67,000-69,000 (vùng giao dịch dày đặc trong quá khứ).

Ngành chứng khoán với các cổ phiếu đầu ngành như: HCM, SSI có sự điều chỉnh nhưng lực bán không lớn. Với HCM thì xu hướng tăng đang mạnh và cổ phiếu này vẫn trong quá trình hình thành đỉnh cao lịch sử.

Ngành thực phẩm - đồ uống có sự phân hóa. Đà giảm của SAB và VNM được trung hòa từ đà tăng của MSN, qua đó giúp ngành không giảm sâu. Xu hướng tăng của MSN mạnh lên khi giá liên tục bứt phá vượt các vùng đỉnh trong quá khứ.

Chiều ngược lại, nhóm sản phẩm cao su lại có sự tăng trưởng tốt. Tuy SRC đứng giá nhưng đà tăng của CSM, DRC lại giúp nhóm này duy trì được sắc xanh.

Cặp đôi HNG và HAG tăng tốt, hai cổ phiếu này tăng mạnh trên 4%.

Mở cửa: Rung lắc mạnh tại mốc 1,015-1,020 điểm

VN-Index rung lắc và điều chỉnh đầu phiên tại mốc 1,015-1,020 điểm. Áp lực bán gia tăng trên diện rộng đặc biệt là tại các nhóm ngân hàng, dầu khí.

Độ rộng thị trường yếu khi có 74 mã tăng và 132 mã giảm. Điều này chứng tỏ lực cung cổ phiếu đang gia tăng trên diện rộng.

Sự phục hồi của giá dầu thế giới phiên tối qua không tác động mạnh đến nhóm dầu khí. Các ông lớn PVD, PVT đều chìm trong sắc đó, GAS và PVS rung lắc mạnh. Đây có thể là sự rung lắc mang tính kỹ thuật khi mà các cổ phiếu này đều đã tăng mạnh thời gian trước.

Không chỉ các đại gia đầu ngành ngân hàng như: VCB, CTG, BID điều chỉnh mà các cổ phiếu khác như: MBB, VPB đều đi xuống, chỉ có STB giữ được sắc xanh, STB đang rung lắc kỹ thuật do cổ phiếu đang tiếp cận vùng đỉnh cũ tháng 12/2017.

Nhóm bất động sản có sự phân hóa, trong khi VIC đi xuống thì ROS lại giữ được sắc xanh.

Hai ông lớn của ngành thực phẩm - đồ uống phẩm là SAB và VNM có đự điều chỉnh. Tuy nhiên, đà giảm của ngành không lớn khi MSN vẫn duy trì được sắc xanh.

Chiều ngược lại, hai cố phiếu HNG và HAG lại đi lên tốt.

Trên sàn HNX, HNX-Index có diễn biến tương tự khi điều chỉnh. Chỉ số vẫn xác nhận xu hướng tăng sau khi tạo lập đáy ngắn hạn tại đỉnh cũ tháng 10/2017 (vùng 109-111 điểm).

Mạnh Hiếu

FiLi

Các tin tức khác

>   VN30 Futures 05/01: Cẩn trọng với vị thế mua (04/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 04/01: VN-Index tăng phiên thứ 9 liên tiếp với mức tăng ngày càng mạnh (04/01/2018)

>   VN30 Futures 04/01: Kỳ vọng thế nào sau khi VN30-Index vượt 1,000 điểm? (03/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 04/01: VN-Index trụ vững trên mốc 1,000 điểm (03/01/2018)

>   VN30 Futures 03/01: Chờ sự đồng thuận của VN30-Index? (02/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 02/01: Đầu năm xanh miên man (02/01/2018)

>   VN30 Futures Weekly 02-05/01/2018: Vị thế mua lên ngôi? (01/01/2018)

>   Vietstock Weekly 02-05/01/2018: Chuẩn bị cho sóng tăng mới? (01/01/2018)

>   VN30 Futures Tuần 25-29/12: Dòng tiền sôi động (29/12/2017)

>   Chứng khoán Tuần 25-29/12: Kết năm rực rỡ sắc xanh (29/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật