Thứ Ba, 09/01/2018 09:14

Nhà vườn điêu đứng vì cam rớt giá

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL mất ăn mất ngủ vì gần đây cam sành không chỉ liên tục rớt giá mà còn đối mặt với dịch bệnh tấn công như: vàng lá, thối rễ, ghẻ, vàng lá gân xanh, loét cây… khiến mất mùa, thậm chí gần như mất trắng.

Thu hoạch cam sành ở H.Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Ông Nguyễn Văn Hùng (ngụ xã Tân Phước Hưng, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) cho biết những vụ trước đây, mỗi công cam sành của ông cho năng suất từ 1 - 1,5 tấn trái, nhưng vụ vừa rồi năng suất giảm hơn 50%.

Trong khi đó, anh Võ Thành Sang, một nhà vườn trồng cam sành ở H.Tam Bình (Vĩnh Long), mất trắng vì cam không ra trái. Anh Sang cho biết đã bỏ ra 35 triệu đồng đầu tư trồng 1.500 cây cam sành với hy vọng thu nhập cao hơn trồng lúa. Nào ngờ, liên tục 2 vụ vừa qua, cây cam vẫn phát triển bình thường nhưng không ra hoa, đậu trái. “Coi như vụ Tết Mậu Tuất năm nay tôi trắng tay. Giờ nhắc đến cây cam sành khiến tôi sợ đến… nổi da gà”, anh Sang tâm sự.

Theo ông Nguyễn Thế Tự, Phó trưởng phòng NN-PTNT H.Phụng Hiệp, tháng 4.2017 giá cam sành bất ngờ tăng lên 24.000 đồng/kg khiến nhà vườn đổ xô tăng diện tích trồng. Nhưng đến tháng 6 và 7.2017, giá cam giảm còn 17.000 đồng/kg và bước qua tháng 11 chỉ còn 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân cam sành liên tục rớt giá do mùa nước lũ lên (rằm tháng 9 đến rằm tháng 10 âm lịch) là mùa thuận đối với cam. Vì vậy ai cũng cần bán, dù giá cam chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg, nếu không bán thì cam sẽ chín rụng, bỏ không.

“Với giá 4.000 đồng/kg thì nhà vườn huề vốn. Năm nay cam sành rớt giá thê thảm nhất”, ông Tự nhận định.

Nguyên nhân khác, theo ông Lâm Văn Chánh, quyền Trưởng phòng NN-PTNT H.Tam Bình, hiện cam sành ở các tỉnh phát triển rất mạnh và năm nay mưa bão nhiều ở phía bắc nên cam không xuất ra được, dẫn đến giá giảm mạnh so với mọi năm. H.Tam Bình khuyến cáo bà con phải ổn định diện tích, không nên tăng “nóng”, đồng thời tuân thủ quy trình kỹ thuật.

“Nếu người ta trồng khoảng cách 1 - 1,2 m/cây thì huyện khuyến cáo bà con chỉ nên trồng 1,8 - 2 m/cây để cây “ăn” phân lâu dài. Hơn nữa, bà con nên tuân thủ quy trình kỹ thuật để tăng chất lượng trái cam”, ông Chánh nói.

Thu Tâm

thanh niên

Các tin tức khác

>   Tiêu rớt giá mạnh (08/01/2018)

>   Xuất khẩu hồ tiêu: Đối mặt với rào cản tăng thuế nhập khẩu từ Ấn Độ (08/01/2018)

>   Giữ thị phần từ hai thị trường lớn của ngành nông sản (07/01/2018)

>   Cần quản lý chất lượng gạo chặt hơn (06/01/2018)

>   Giá heo hôm nay 5/1: Nhiều tỉnh miền Bắc tăng 5.000 đ/kg, dân bắt đầu lãi, miền Nam tăng nhẹ (05/01/2018)

>   Giá nông sản 5/1: Giá cà phê vẫn tăng nhẹ, giá tiêu thấp nhất trong nhiều tháng (05/01/2018)

>   Giá nông sản hôm nay 4/1: Giá cà phê vẫn giữ được mức tăng, giá tiêu không biến động (04/01/2018)

>   Thịt heo Việt Nam sắp được mua bán như 'chứng khoán'? (04/01/2018)

>   Giá nông sản hôm nay (3/1): Giá cà phê tăng 300 đồng/kg, giá tiêu thấp nhất vẫn 69.000 đồng/kg (03/01/2018)

>   Nhìn lại cuộc khủng hoảng giá heo năm 2017 (03/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật