Thứ Năm, 04/01/2018 08:36

Thịt heo Việt Nam sắp được mua bán như 'chứng khoán'?

Hiện tại người chăn nuôi ở thế bị động, chỉ biết nuôi rồi đem bán theo giá của thương lái nên sau khi sàn giao dịch hoạt động sẽ giúp người chăn nuôi loại bỏ được sự phụ thuộc, tiếp cận và giao dịch trực tiếp với người mua.

Mới đây trong cuộc họp thông tin về tình hình ngành Công Thương năm 2017, phương hướng năm 2018, liên quan đến câu hỏi tiếp tục thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc heo giai đoạn hai và đề án Sàn giao dịch hàng hóa đến nay được Sở triển khai như thế nào? Sở Công Thương TP.HCM cho biết sẽ tập trung vào Đề án xây dựng sàn giao dịch hàng hóa.

Đề án này đã được Thành phố quan tâm chỉ đạo từ rất lâu, giao các chợ đầu mối nghiên cứu, đề xuất mô hình và phương án xây dựng. Tuy nhiên, khi triển khai gặp nhiều khó khăn. Cụ thể đó là tập quán sản xuất, chăn nuôi của người nông dân hiện nay chưa đáp ứng việc giao dịch qua sàn. Rất nhiều hộ chăn nuôi, nuôi trồng nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất tự phát,… trong quá trình nuôi trồng chăn nuôi đưa ra sản phẩm không đồng nhất về chủng loại, mẫu mã và chất lượng.

Quan trọng nữa là dữ liệu của cơ quan quản lí nhà nước cũng như đơn vị đầu tư kinh doanh sàn không có nên rất khó để có thể hình thành và vận hành sàn giao dịch hàng hóa.

“Nhưng nhờ triển khai Đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, Sở có bộ dữ liệu quan trọng đầy đủ toàn cảnh hoạt động chăn nuôi heo trên địa bàn các tỉnh lân cận TP.HCM. Với dữ liệu này, qua làm việc với một số công ty chăn nuôi lớn, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp các tỉnh có nguồn cung heo lớn, chúng tôi thấy điều kiện để hình thành đưa vào hoạt động sàn giao dịch mặt hàng thịt heo là hoàn toàn khả thi”, đại diện Sở Công Thương chia sẻ.

Người tiêu dùng mua thịt heo tại Siêu thị Co.opmart.

Sở Công Thương cho biết: Vì hiện tại người chăn nuôi ở thế bị động, chỉ biết nuôi rồi đem bán theo giá của thương lái nên sau khi đưa sàn này ra hoạt động sẽ giúp người chăn nuôi loại bỏ được sự phụ thuộc, tiếp cận và giao dịch trực tiếp với người mua.

Người chăn nuôi sẽ bán được giá cao hơn và người mua sẽ mua được giá thấp hơn vì bớt được các khâu trung gian.

Ngoài ra, khi lên sàn, hàng hóa phải cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm khác, do đó bắt buộc người chăn nuôi phải tự điều chỉnh để có sản phẩm đáp ứng tối thiểu điều kiện giao dịch trên sàn. Chính vì vậy người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì được cung cấp sản phẩm tốt hơn, an toàn hơn.

Hơn nữa, cùng với việc thực hiện các hợp đồng tương lai và giao dịch giao sau sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hiệu quả công tác quản lý về an toàn thực phẩm và cân đối cung cầu, góp phần hữu hiệu cho việc thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường.

Sở Công Thương cũng cho hay: Sau khi chuyển giao đề án truy xuất nguồn gốc cho Ban An toàn thực phẩm, Sở sẽ sớm trình UBND TP kế hoạch xây dựng sàn giao dịch heo để nếu không có gì thay đổi thì đầu năm 2019 sẽ bắt đầu vận hành giao dịch thử nghiệm.

TÚ UYÊN

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Giá nông sản hôm nay (3/1): Giá cà phê tăng 300 đồng/kg, giá tiêu thấp nhất vẫn 69.000 đồng/kg (03/01/2018)

>   Nhìn lại cuộc khủng hoảng giá heo năm 2017 (03/01/2018)

>   Gỗ lần đầu tiên vượt mốc 7 tỷ USD (02/01/2018)

>   Điều - Ngoạn mục vượt mốc 3,5 tỷ đô (02/01/2018)

>   Dự báo giá tiêu, cà phê đầu năm mới: Tiêu sẽ còn giảm giá suốt năm 2018, cà phê tiếp tục ảm đạm (02/01/2018)

>   Phân tích kỹ thuật Hàng hóa tháng 01/2018: Vàng và dầu cùng tiến lên (03/01/2018)

>   Chuyện lạ đời: Việt Nam nhập cà phê từ Trung Quốc (30/12/2017)

>   Sầu riêng từ vườn tới cửa hàng tăng giá đột biến (30/12/2017)

>   Giá nông sản 29/12: Giá cà phê ít biến động, nguồn cung 2018 dồi dào, giá tiêu khó vượt lên (29/12/2017)

>   Bao giờ gạo Việt sánh ngang với gạo Campuchia, Thái Lan? (28/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật