Thứ Bảy, 06/01/2018 14:34

Cần quản lý chất lượng gạo chặt hơn

Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng, Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã thể hiện tốt vai trò của mình trong quá khứ và trong bối cảnh hiện nay, cần những thay đổi để phù hợp hơn, đặc biệt trong việc xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam đển tiến đến nâng cao giá trị xuất khẩu.

Ảnh chỉ có tính minh họa. Ảnh: TC.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Phạm Hoàng Lâm, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hưng Lâm, người có gần 30 năm trong kinh doanh xuất khẩu gạo xung quanh vấn đề này.

Hiện tại Bộ Công Thương đang lấy ý kiến để thay đổi Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo. Đã có nhiều ý kiến khác nhau, là một người có gần 30 năm trong nghề, ông có thể cho biết quan điểm của mình.

- Ông Phạm Hoàng Lâm: Đối với nghị định 109, theo tôi, cần bổ sung một số điểm như chọn giống lúa làm thương hiệu xuất khẩu. Cụ thể, nên chọn 2 -3 giống gạo thơm để xuất khẩu. Một là giống lúa thơm Jasmine 85 ngày gieo trồng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau là có thể thu hoạch. Hai là giống lúa thơm dài ngày 6 tháng gieo trồng từ tháng 4, 5 đến tháng 10- 11 thu hoạch. Thứ ba là vẫn giống lúa IR 50404 để xuất khẩu gạo trắng hạt dài trung bình 6,2 mm.

Ngoài ra, các giống lúa truyền thống đặc trưng vùng miền vẫn giữ nguyên. Bên cạnh đó, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng gạo thơm xuất khẩu có độ thuần chủng phải đạt từ 95% trở lên.

Lâu nay, gạo Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu, nhân sự việc lấy ý kiến để sửa nghị định 109 có có ý kiến cho rằng trong nghị định mới này cần đưa vào vấn đề thương hiệu gạo. Theo ông, việc này có ổn không?

Ông Phạm Hoàng Lâm. Ảnh: NH

- Để từng bước xây dựng thương hiệu gạo và nâng cao uy tín cho hạt gạo Việt Nam, theo tôi, cần quy định cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khi bán hàng trong nội địa thì trên bao bì nhãn mác phải có thông tin như ghi đúng tên giống lúa, tên tuổi của nhà sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, thành phẩn dinh dưỡng, hạn sử dụng, số lô, mã vạch, an toàn thực phẩm…

Đi liền với đó, nhà máy của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm như HACPP và quản lý theo tiêu chuẩn IS 9001-2008.

Bên cạnh đó, cần phải có cơ quan kiểm định chất lượng dán tem hoặc logo quốc gia hoặc logo vùng miền thì mới được lưu thông trên thị trường.

Ông đã từng có nhiều lần đi khảo sát thị trường Thái Lan, Campuchia. Ở hai thị trường này, họ đã xây dựng thương hiệu gạo như thế nào?

- Ở Thái lan, để quản lý chất lượng gạo thơm tại thị trường nội địa, chính phủ Thái Lan đã ban hành và phổ biến những qui trình, tiêu chuẩn rõ ràng cho gạo thơm nội địa kèm theo việc sử dụng biểu tượng logo cho chứng nhận.

Những sản phẩm nào đạt các tiêu chuẩn sẽ được công bố và được phép in biểu tượng logo chứng nhận lên bao gạo. Biểu tượng logo Thái lan đang áp dụng có hình chắp tay cầu nguyện.

Ở Campuchia, doanh nghiệp chỉ xuất khẩu gạo nước này không pha trộn bất kỳ gạo nào khác tức là gạo nào ra gạo đó. Doanh nghiệp nào vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Từ câu chuyện quản lý hạt gạo ở hai quốc gia này, ông có gợi ý nào cho ngành lúa gạo Việt Nam?

- Theo tôi, khi làm những điều trên, và để đảm bảo mọi việc thực hiện đúng như quy định, hàng tháng, Bộ Công Thương sẽ kiểm tra ngẫu nhiên các sản phẩm gạo có in biểu tượng logo đang được bàn bán trên thị trường. Trong trường hợp, phát hiện các loại gạo không đạt chuẩn, Bộ Công Thương sẽ phát hành chính thức cảnh báo đến công ty bán gạo.

Nếu bị phát hiện hai lần trong vòng một năm, công ty sẽ bị đình chỉ giấy phép trong ba tháng và buộc phải lấy những gạo kém chất lượng ra khỏi các kệ hàng trong vòng 15 ngày. Nếu bị phát hiện ba lần trong vòng hai năm, giấy phép sẽ bị thu hồi.

Một khi chúng ta có quy trình cấp giấy chứng nhận, kiểm tra, quản lý được tổ chức và thực hiện nghiêm túc đã làm người mua tin tưởng vào giấy chứng nhận, đồng nghĩa với đó là ngành lúa gạo đã xây dựng được thương hiệu gạo trên thị trường. 

Ông Phạm Hoàng Lâm, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hưng Lâm, An Giang, người có có gần 30 năm kinh nghiệm trong kinh doanh lúa gạo. Năm 1988, ông Lâm mở kho kinh doanh lúa gạo ở bến Trần Văn Kiểu ,quận 6, TPHCM. Từ năm 1990 về An giang xây dựng nhà máy xay xát, lau bóng gạo kinh doanh nội địa và xuất khẩu.

Ngọc Hùng

THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

Các tin tức khác

>   Giá heo hôm nay 5/1: Nhiều tỉnh miền Bắc tăng 5.000 đ/kg, dân bắt đầu lãi, miền Nam tăng nhẹ (05/01/2018)

>   Giá nông sản 5/1: Giá cà phê vẫn tăng nhẹ, giá tiêu thấp nhất trong nhiều tháng (05/01/2018)

>   Giá nông sản hôm nay 4/1: Giá cà phê vẫn giữ được mức tăng, giá tiêu không biến động (04/01/2018)

>   Thịt heo Việt Nam sắp được mua bán như 'chứng khoán'? (04/01/2018)

>   Giá nông sản hôm nay (3/1): Giá cà phê tăng 300 đồng/kg, giá tiêu thấp nhất vẫn 69.000 đồng/kg (03/01/2018)

>   Nhìn lại cuộc khủng hoảng giá heo năm 2017 (03/01/2018)

>   Gỗ lần đầu tiên vượt mốc 7 tỷ USD (02/01/2018)

>   Điều - Ngoạn mục vượt mốc 3,5 tỷ đô (02/01/2018)

>   Dự báo giá tiêu, cà phê đầu năm mới: Tiêu sẽ còn giảm giá suốt năm 2018, cà phê tiếp tục ảm đạm (02/01/2018)

>   Phân tích kỹ thuật Hàng hóa tháng 01/2018: Vàng và dầu cùng tiến lên (03/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật