Chủ Nhật, 07/01/2018 21:25

Giữ thị phần từ hai thị trường lớn của ngành nông sản

Tổng giá trị xuất khẩu nông lâm sản và thủy sản năm 2017 ước đạt 36,4 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, hai thị trường lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc đang tiêu thụ 6/10 mặt hàng chủ lực của ngành nông lâm thủy sản Việt Nam.

Khoai mì (sắn) là nguyên liệu sản xuất ethanol cho xăng sinh học E5 nhưng lâu nay nhu cầu tiêu thụ E5 thấp nên gần 90% lượng khoai mì sản xuất mỗi năm được bán qua Trung Quốc. Ảnh: NH

Trong khối ngành hàng nông lâm thủy sản, Mỹ đang là thị trường tiêu thụ lâm sản lớn nhất, đặc biệt là mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ; tiếp đến là các mặt hàng thủy sản và nông sản (hạt điều, cà phê).

Theo số liệu của Tổng cụchhải quan, trong 11 tháng của năm 2017, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt gần 3 tỉ đô la Mỹ và dẫn đầu khối ngành nông nghiệp, tiếp đến là thủy sản với 1,3 tỉ đô la, rồi đến hạt điềuvới  giá trị xuất khẩu vượt 1 tỉ đô la.

Mặt hàng gạo có giá trị xuất khẩu vào Mỹ rất thấp, chỉ đạt 11,4 triệu đô la; cao su chưa đến 50 triệu đô la; rau quả là 92 triệu đô la nhưng ba mặt hàng này lại có giá trị xuất khẩu vượt bậc tại thị trường Trung Quốc.

Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 11 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 39,5% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 11 tháng đầu năm 2017 đạt 2,17 triệu tấn và gần 973 triệu đô la, tăng hơn 35 % về khối lượng và tăng gần 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số hơn 1,65 tỉ đô la thu về từ xuất khẩu cao su, thì có 1,29 tỉ đô la là bán cho thị trường Trung Quốc. Mặt hàng rau quả mang về cho Việt Nam 3,45 tỉ đô la trong năm qua, và Trung Quốc mua hơn 70% số này.

Như vậy, trong 10 mặt hàng nông lân sản và thủy sản xuất khẩu chủ lưc của Việt Nam thì có ít nhất sáu mặt hàng phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Mỹ và Trung Quốc. Tại cuộc hội nghị trực tuyến đầu năm của bộ nông nghiệp trong tuần qua, những lời dự báo vẫn xác định hai thị trường nói trên là những thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp nông lâm thủy sản trong những năm tới.

Vì vậy, các nhà quản lý lẫn chuyên gia trong ngành khuyến nghị doanh nghiệp cần có những bước chuẩn bị phù hợp để giữ vững thị phần ở hai thị trường lớn này, đặc biệt là thị trường Mỹ, vốn đang có khả năng đưa ra thêm  thêm những rào cản kỹ thuật cho hàng nhập khẩu trong tương lai.

Tự Phong

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Cần quản lý chất lượng gạo chặt hơn (06/01/2018)

>   Giá heo hôm nay 5/1: Nhiều tỉnh miền Bắc tăng 5.000 đ/kg, dân bắt đầu lãi, miền Nam tăng nhẹ (05/01/2018)

>   Giá nông sản 5/1: Giá cà phê vẫn tăng nhẹ, giá tiêu thấp nhất trong nhiều tháng (05/01/2018)

>   Giá nông sản hôm nay 4/1: Giá cà phê vẫn giữ được mức tăng, giá tiêu không biến động (04/01/2018)

>   Thịt heo Việt Nam sắp được mua bán như 'chứng khoán'? (04/01/2018)

>   Giá nông sản hôm nay (3/1): Giá cà phê tăng 300 đồng/kg, giá tiêu thấp nhất vẫn 69.000 đồng/kg (03/01/2018)

>   Nhìn lại cuộc khủng hoảng giá heo năm 2017 (03/01/2018)

>   Gỗ lần đầu tiên vượt mốc 7 tỷ USD (02/01/2018)

>   Điều - Ngoạn mục vượt mốc 3,5 tỷ đô (02/01/2018)

>   Dự báo giá tiêu, cà phê đầu năm mới: Tiêu sẽ còn giảm giá suốt năm 2018, cà phê tiếp tục ảm đạm (02/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật