Thứ Sáu, 19/01/2018 21:23

Làm gì để 'lôi' được kinh tế ngầm ra khỏi bóng tối?

Kinh tế ngầm ở Việt Nam chiếm 20-30% GDP khiến cho các con số thống kê bị "méo mó", gây thiệt hại cho nền kinh tế. Vậy làm gì để lôi ra khỏi bóng tối?

* ‘Kinh tế ngầm ở Việt Nam đến 30% GDP là không có cơ sở’

 

Theo tiến sĩ Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, kinh tế ngầm làm vênh giá trị tổng thu nhập quốc dân của Nhà nước và do không thống kê đầy đủ nên kinh tế ngầm làm cho các chỉ số không thể hiện được thực chất của nền kinh tế.

Chẳng hạn, theo ông Ân, là lạm phát nơi "giá hàng hóa đáng lý phải phản ánh được tiền tệ", thì ở Việt Nam lạm phát cơ bản gần như "nằm yên một chỗ" với mức rất thấp. 

Bán vỉa hè tiền nộp cho phường

Gia đình tôi buôn bán trên vỉa hè đường Phan Đăng Lưu gần 20 năm.

Gọi là kinh tế vỉa hè nhưng chúng tôi cũng phải trang trải nhiều khoản, trong đó có khoản phải đóng cho phường hằng tháng và tiền thuê chỗ bán hàng cả thảy lên đến vài triệu.

Với khoản tiền hằng tháng đóng cho phường, tôi nghĩ mình cũng đã đóng góp cho ngân sách chứ không né thuế.

Tiền lãi tôi thu được hơn 1 triệu đồng/ngày nhưng sau khi trừ các khoản chi phí thì hai vợ chồng tôi chỉ lấy công làm lời.

Chị Thu, người bán hủ tiếu

Trong lúc đó lạm phát chung thì tăng, chưa được tính toán đầy đủ theo cầu, như các mặt hàng lương thực, thực phẩm chưa được tính toán đầy đủ vì thực tế một lượng lớn nhóm mặt hàng này đi qua đường tiểu ngạch nhập khẩu vào.

Thực tế này làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường bị biến dạng.

Một tác hại khác của kinh tế ngầm là gây thất thu thuế rất lớn, vì thế ông Ân cho rằng Nhà nước cần tập trung kiểm soát kinh tế ngầm.

Giải pháp trước hết là cần phải kiểm soát được nguồn gốc dòng tiền bằng cách chấm dứt thanh toán bằng tiền mặt.

Chuyên gia thống kê Bùi Trinh cho rằng không thể đưa ra con số chính xác để đánh giá quy mô của khu vực kinh tế chưa quan sát được tại Việt Nam

Dù vậy, ông Bùi Trinh cho rằng "con số này là rất lớn".

Dẫn chứng như tình trạng chênh lệch số liệu xuất nhập khẩu giữa hải quan Trung Quốc và Việt Nam lên tới 20 tỉ USD, mặc dù không được thừa nhận nhưng cũng cho thấy tình trạng buôn lậu qua biên giới giữa hai nước diễn ra hết sức phức tạp.

Để đánh giá được đầy đủ các hoạt động kinh tế chưa quan sát được, ông Bùi Trinh cho rằng cần thay đổi phương pháp thống kê vì hiện nay, thống kê tính GDP được dựa trên tổng cung, nhưng bản chất hoạt động của nền kinh tế là từ cầu, gắn với việc thừa nhận sự tồn tại của những hoạt động ngầm như buôn lậu, trốn thuế..."Cùng với đó, cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật đối với các hoạt động nhạy cảm có nguy cơ ngầm, gắn với việc phải ngăn chặn nạn tham nhũng, nhũng nhiễu, bảo kê của đội ngũ không nhỏ cán bộ, công chức hiện nay", ông Trinh nói.

Kinh tế toàn cầu chịu tổn thất hàng ngàn tỉ USD

 

Theo một bài viết đăng trên tạp chí Forbes hồi tháng 2-2017, mỗi năm hoạt động kinh tế ngầm gây tổn thất cho chính phủ các nước trên toàn thế giới hàng tỉ đôla.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, kinh tế ngầm thường lớn mạnh ở các nền kinh tế có nhiều quy định nhưng lại có cơ chế quản lý yếu.

Trong khi đó, hiện tượng kinh tế này có quy mô nhỏ hơn nhiều ở các nước có mức thuế thấp, ít quy định cùng cơ chế quản lý chặt chẽ và hiệu quả.

Những năm gần đây, nhiều nước ở châu Âu cũng chứng kiến tình trạng nở rộ của kinh tế ngầm.

Một nghiên cứu do Viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng thuộc Đại học Tübingen ở Đức (IAW) công bố hồi tháng 2-2017 cho thấy nền kinh tế ngầm của Hi Lạp ước tính đạt 21,5% GDP, của Ý là 19,8% GDP và của Tây Ban Nha là 17,2% GDP.

Cũng theo nghiên cứu đó, kinh tế ngầm của Canada là 9,8% GDP, của Nhật Bản chiếm khoảng 8,6% GDP, Mỹ là 5,4% GDP.

Cuối tháng 12-2017, Hãng thông tấn Tass của Nga đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi mang nền kinh tế ngầm của nước này "ra khỏi bóng tối".

Theo ông Putin, việc kinh tế ngầm chiếm 39% GDP của Nga không phải là chuyện đáng ngạc nhiên, bởi ở một số nước châu Âu, con số này có khi lên đến 40%.

Tổng thống Nga khẳng định không chỉ là xử lý những người hoạt động kinh tế ngầm, mà chính phủ và chính quyền địa phương còn phải tạo điều kiện để họ có thể làm việc công khai, ví dụ như hỗ trợ tài chính các doanh nghiệp khởi nghiệp.

LÊ THANH - NGỌC AN - ÁNH HỒNG - NHÃ XUÂN

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Quan chức Anh: Việt Nam “dẫn đầu thế kỷ châu Á” (19/01/2018)

>   ‘Kinh tế ngầm ở Việt Nam đến 30% GDP là không có cơ sở’ (19/01/2018)

>   Cứu tài sản của PVEP, bằng cách nào? (19/01/2018)

>   Tập trung xử lý các vụ án tham nhũng (19/01/2018)

>   Ô tô nhập khẩu: khách hủy cọc, khan hàng (19/01/2018)

>   Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: "Tôi không tư túi trong BOT Cai Lậy" (18/01/2018)

>   Xe Uber, Grab ở Hà Nội phải công khai giá cước (18/01/2018)

>   "Cần dừng tạm nhập tái xuất đường" (18/01/2018)

>   Hố đen thông tin (18/01/2018)

>   NÓI THẲNG: Sở thuế và phận dân (18/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật