Thứ Sáu, 19/01/2018 07:30

Ô tô nhập khẩu: khách hủy cọc, khan hàng

Mùa bán hàng cao điểm nhất của thị trường ô tô trong nước đang chứng kiến cảnh khách hàng phải hủy cọc do giá xe không như mong đợi và thị trường xe nhập khan hiếm bị đẩy giá lên cao.

Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu không về được vì yêu cầu giấy VTA trong nghị định 116 - Ảnh minh họa: Hùng Lê.

Theo một số đại lý của Honda Việt Nam, sau khi liên doanh ô tô đến từ Nhật Bản này công bố giá bán xe CR-V năm 2018 gồm 1,256 tỉ đồng và 1,136 tỉ đồng tùy phiên bản được vài ngày nay, thì một số khách hàng đã đăng ký mua loại xe này trước đó đã đề nghị hủy cọc, chuyển sang mua loại xe khác có giá mềm hơn.

Nguyên nhân vì giá bán loại xe này trên thị trường hiện nay cao hơn khá nhiều giá dự tính ban đầu mà hãng công bố vào trung tuần tháng 11 rồi. Giá bán chính thức của CR-V 2018 hiện cao hơn giá dự kiến tới hơn 150 triệu đồng.

Trước tình trạng này một số khách hàng đã đặt cọc trước đó tỏ ra thất vọng với mức giá này, sau đó họ đã hủy cọc để chuyển sang mua xe 7 chỗ khác có mức giá mềm hơn. Theo lý giải của Honda Việt Nam, lô xe CR-V từ Thái Lan với 750 xe nhập về lần này vẫn phải chịu mức thuế suất nhập khẩu dành cho xe nguyên chiếc là 30% vì nhập vào thời điểm của năm 2017, trong khi giá dự tính mà hãng công bố trước đó là được tính vào đầu năm 2018 khi thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%.

Tuy nhiên, từ ngày 1-1-2018 đến nay không riêng Honda Việt Nam mà tất cá các hãng xe khác cũng đều chưa nhập ô tô nguyên chiếc về được vì Nghị định 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu (VTA) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài. Loại giấy này hiện này nhiều nước không có cấp, ngay cả ở thị trường Nhật Bản và Mỹ, trong khi theo các doanh nghiệp chưa có văn bản hay thông tư nào hướng dẫn cụ thể về loại giấy chứng nhận này là như thế nào.

Honda Việt Nam cho biết có hơn 2.000 khách hàng đăng ký mua xe CR-V và chỉ có 750 xe về Việt Nam trong lô xe đầu tiên, chưa rõ thời gian cặp bến của lô xe thứ hai.

Thông thường 2 tháng trước Tết Nguyên đán được xem là mùa bán hàng cao điểm nhất của các hãng ô tô, thế nhưng nhiều đại ký ô tô, doanh nghiệp hoạt động trong ngành này giờ đang ngồi không vì xe nguyên chiếc nhập về không được, trong khi nhiều hãng thì đã ngưng lắp ráp nhiều mẫu xe ở thị trường trong nước.

Các hãng ô tô cho hay, thông thường từ lúc đặt hàng đến khi có xe giao cũng mất khoảng 3-4 tháng với xe nhập từ khu vực ASEAN và khoảng 4-5 tháng với các nước ngoài ASEAN. Vì vậy, nếu được nhập khẩu trở lại vào tháng 3 năm tới thì có lẽ phải đến giữa năm mới có xe bán. Xu hướng xe nhập khẩu thời gian tới khan hiếm là khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, khi xe nhập trở nên khan hiếm, hết hàng, thì xe trong nước lại bán tốt lên. Nhiều khách hàng đã chuyển sang mua xe sản xuất lắp ráp trong nước thay vì xe nhập khẩu, do đó, doanh số bán nhiều mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước đang tăng lên.

Lê Hoàng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: "Tôi không tư túi trong BOT Cai Lậy" (18/01/2018)

>   Xe Uber, Grab ở Hà Nội phải công khai giá cước (18/01/2018)

>   "Cần dừng tạm nhập tái xuất đường" (18/01/2018)

>   Hố đen thông tin (18/01/2018)

>   NÓI THẲNG: Sở thuế và phận dân (18/01/2018)

>   Uber điều thêm 'tướng' cho thị trường Việt Nam (18/01/2018)

>   'Soi' kinh tế ngầm quy mô 60 tỉ đô ở Việt Nam (18/01/2018)

>   “Thẻ vàng” hải sản: thách thức và cơ hội cho mở rộng thị trường (18/01/2018)

>   Chuỗi cửa hàng tiện ích GS của Hàn Quốc nhắm tới thị trường Việt Nam (18/01/2018)

>   Kinh doanh kém hiệu quả, Visi Việt Nam nộp đơn xin chấm dứt đa cấp (17/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật