Thứ Ba, 30/01/2018 13:23

Kiểm soát đường đi của dòng tiền

“Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng, nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán”, đó là những yêu cầu bắt buộc Ngân hàng Nhà nước vừa nhắc lại với các tổ chức tín dụng trong hoạt động năm 2018.

NHNN đang định hướng và kiểm soát chặt chẽ “đường đi” của dòng tiền.

Siết tín dụng vào BĐS

Ngày 23/01/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh.

Theo văn bản này, để đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng và tăng trưởng tín dụng bền vững theo đúng chủ trương của Chính phủ và định hướng của NHNN, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của NHNN.

Cùng đó, mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. “Hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản; Thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp”, văn bản nhấn mạnh.

Đặc biệt, người đứng đầu NHNN lưu ý cùng với đó, phải kiểm soát chặc chẽ tốc độ tăng cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán để hạn chế rủi ro và phù hợp với các quy định tại Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các quy định pháp luật khác có liên quan. “Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh; giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán”, văn bản này nhấn mạnh.

Tính đến hết năm 2017, tổng số dự án bất động sản đang triển khai là 3.077 dự án với vốn đầu tư khoảng 3,3 triệu tỷ đồng, sử dụng 79.943 ha đất. Theo đó, dư nợ tín dụng bất động sản đến quý 3/2017 khoảng 447 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 6 - 8% tổng dư nợ tín dụng và ở trong ngưỡng an toàn. Cơ cấu tín dụng và tiêu chuẩn vay kinh doanh bất động sản được kiểm soát chặt chẽ hơn.

“Nguồn vốn vào thị trường bất động sản năm 2017 vẫn rất tích cực dù ngân hàng có siết chặt tín dụng. Tổng dư nợ cho vay đầu tư bất động sản của Việt Nam đến hết tháng 10 khoảng 400.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,5% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản và xây dựng chiếm khoảng 15,5% tổng dư nợ”, chuyên gia Cấn Văn Lực từng thông tin.

Kiểm soát tiền vay đổ vào chứng khoán

Còn với lĩnh vực chứng khoán, theo quy định hiện hành, các ngân hàng phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% mới được cho vay đầu tư chứng khoán. Về giới hạn, ngân hàng chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán tối đa 5% vốn điều lệ. Với giới hạn trên, tính theo quy mô tổng vốn điều lệ 505.258 tỷ đồng của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đến 31/8/2017, mức cho vay tối đa đối với lĩnh vực đầu tư chứng khoán có thể lên tới hơn 25.000 tỷ đồng.

Trên thực tế, theo tổng hợp của NHNN, quy mô dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán tính đến giữa tháng 11/2017 thấp và giảm mạnh so với năm 2016 trong bối cảnh thị TTCK Việt Nam diễn ra sôi động và tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, việc “nắn gân” các NHTM và nhắc nhở để dòng tiền từ ngân hàng không đổ ập vào chứng khoán xem ra không…thừa. Đặc biệt trong bối cảnh, quy mô giao dịch trên các sàn liên tục ghi nhận những phiên tiền đổ vào mạnh, ngoài sự tham gia mạnh mẽ của tiền ngoại, sẽ không ít từ cả tiền vay margin của các công ty chứng khoán.

Theo các chuyên gia, việc “nhắc lại” kiểm soát tiền vào bất động sản và chứng khoán cho thấy nhà điều hành đang thể hiện quan điểm khá rắn về kiểm soát dòng tiền hạn chế chảy vào những lĩnh vực đầu cơ không phục vụ trực tiếp cho sản xuất hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh năm 2018, tăng trưởng tín dụng được nhà điều hành đặt ở mức thận trọng hơn 17%  so với mức tăng 18,1% năm 2017. Việc cung tiền ra nền kinh tế 2018 từng được lãnh đạo NHNN khẳng định  với Tiền Phong sẽ tiếp tục kiểm soát chặt theo hướng các TCTD phải báo cáo thường xuyên trên hệ thống về các khoản vay nợ và  tất cả những doanh nghiệp lớn đều bị kiểm soát và NHNN luôn nắm được sức khoẻ, tình trạng vay nợ của từng DN.

Minh Anh

Tiền Phong

Các tin tức khác

>   Đại án Phạm Công Danh: Viện kiểm sát đang muốn tạo điều kiện tối đa cho quyền lợi của VNCB? (30/01/2018)

>   EIB: Cổ phiếu trên đà tăng, Phó Tổng Võ Quang Hiển muốn mua 200,000 cp (30/01/2018)

>   Vì sao thanh khoản ngân hàng vẫn duy trì được trạng thái dồi dào? (30/01/2018)

>   Đề nghị giải quyết gọn ghẽ 4,500 tỷ đồng tăng vốn VNCB, không chuyển sang phiên tòa sau (29/01/2018)

>   Tăng 113%, lãi sau thuế 2017 của HDBank đạt hơn 1,954 tỷ đồng (31/01/2018)

>   Đại tiệc khai xuân với thẻ Sacombank (29/01/2018)

>   Ngân hàng Xây dựng đã thu hồi nợ 5,200 tỷ đồng nợ xấu trong 2017 (29/01/2018)

>   Vì sao Sacombank, BIDV và TPBank không chấp nhận bồi thường 6,100 tỷ đồng cho VNCB? (29/01/2018)

>   Đề nghị truy tố nguyên giám đốc ngân hàng nhận 'lót tay' 800 triệu (29/01/2018)

>   Lãi suất liên ngân hàng, trái phiếu Chính phủ giảm mạnh (29/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật