Thứ Tư, 24/01/2018 11:26

Đại án Phạm Công Danh - giai đoạn 2

Bị cáo Phan Thành Mai: Số liệu của Ngân hàng Xây dựng thực sự bất ổn!

Theo bị cáo Phan Thành Mai, số liệu của Ngân hàng Xây dựng là do chính Ngân hàng đưa ra. Đến thời điểm bị khởi tố, bị cáo thấy rằng số liệu này không chính xác, con số âm vốn không thể âm nhanh và lớn như vậy, so với con số cuối cùng bị cáo nhớ thì có sự khác biệt lớn. Ngoài ra còn nhiều khoản treo từ thời bị cáo còn tiếp quản ngân hàng lại không thấy trong số liệu.

Số liệu VNCB đưa ra thực sự bất ổn

Bổ sung cho phần bào chữa của luật sư trước đó, bị cáo Phan Thành Mai cho biết nhiều số liệu tài chính Viện kiểm sát đưa ra chưa được làm rõ, trong khi bị cáo và các bị cáo khác đều bị cáo buộc về các số liệu tài chính. Mong Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét vì bị cáo thấy rằng các số liệu này thật sự bất ổn.

Theo bị cáo Phan Thành Mai, số liệu của Ngân hàng Xây dựng (CB, trước là VNCB) là do chính Ngân hàng đưa ra. Đến thời điểm bị khởi tố, bị cáo thấy rằng số liệu này không chính xác, con số âm vốn không thể âm nhanh và lớn như vậy, so với con số cuối cùng bị cáo nhớ thì có sự khác biệt lớn. Ngoài ra còn nhiều khoản treo từ thời bị cáo còn tiếp quản ngân hàng lại không thấy trong số liệu.

Trước hết, tổng tài sản 16,000 tỷ đồng VNCB đưa ra là thiếu cơ sở. Tổng vốn chủ sở hữu cuối năm 2014 của Ngân hàng là âm 6,700 tỷ đồng, tổng tài sản 27,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời điểm cuối tháng 11 hoặc cuối tháng 12/2013, theo trí nhớ của bị cáo Mai, tổng tài sản là 31,000 tỷ đồng, nếu trong BCTC 2014-2015 chỉ xác lập có 27,000 tỷ thì số liệu có vấn đề. Bên cạnh đó, tiền gửi trên thị trường 2 cũng khác biệt với số liệu bị cáo được biết trước đó.

Về khoản tiền 4,500 tỷ đồng, theo BCTC kiểm toán năm 2014 và 2015, Ngân hàng Xây dựng đang hạch toán ở vốn điều lệ. Dù không nằm ở vốn điều lệ thì địa chỉ của khoản tiền này cũng rất rõ ràng. Bị cáo chắc chắn rằng, tiền mặt của VNCB thời điểm đó còn trên 5,000 tỷ, số tiền 4,500 tỷ đồng VNCB đang sử dụng và đang còn. Bị cáo đề nghị HĐXX xem xét lại số liệu tài chính trong bối cảnh thời gian đó.

Kết thúc phần bào chữa bổ sung, bị cáo Phan Thành Mai tiếp tục xin HĐXX xem xét cho các bị cáo ở ngân hàng và công ty khác, do vô tình mà phạm tội chứ không biết câu chuyện thực ở VNCB. Trước đó, trong phiên xét xử sáng 11/01, bị cáo Phan Thành Mai cũng đã gửi lời xin lỗi 3 ngân hàng và các đối tác liên quan bị ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích, “xin lỗi vì mọi người đã phải có mặt trong phiên tòa này”.

Các bị cáo bị ảnh hưởng rất nhiều từ sự việc liên quan đến bà Sáu Phấn

Cũng theo bị cáo Mai Hữu Khương, có nhiều con số trong vụ án chưa được HĐXX xem xét như tiền mặt trong VNCB giai đoạn Phạm Công Danh và Phan Thành Mai tiếp quản. Bị cáo Mai Hữu Khương cho biết, nếu không có các khoản tiền ông Danh nộp vào thì ngân hàng sẽ không thể cứu vãn được. Các bị cáo ở đây đều bị ảnh hưởng rất nhiều từ sự việc liên quan đến bà Sáu Phấn (Hứa Thị Phấn - nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín, tiền thân của Ngân hàng Xây dựng).

Khi tiếp quản Đại Tín (TrustBank) từ nhóm bà Sáu Phấn thì hiện trạng Ngân hàng này rất báo động. Tính đến cuối năm 2012, lỗ lũy kế của Ngân hàng là 8,671 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là âm 5,616 tỷ đồng. Đại Tín khi đó là một trong 9 ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu, uy tín với khách hàng gần như là không có. Ông Danh phải dùng mọi nguồn lực của mình để chăm sóc khách hàng, nếu không họ sẽ rút toàn bộ tiền và ngân hàng sẽ sụp đổ (tiền VNCB đang nợ thời điểm đó là khoảng 22,000 tỷ đồng). Khoản tiền 22,000 tỷ đồng này là nguồn tiền không bền vững, nằm trong diện phải giám sát đặc biệt và không được tăng trưởng tín dụng.

Ngoài ra, Mai Hữu Khương cũng mong muốn HĐXX xem xét lại: Tăng vốn cho VNCB thì ông Danh được gì và mất gì?

Trong bối cảnh NHNN thúc ép tăng vốn, nếu Ngân hàng không tăng được vốn thì không cho tăng trưởng tín dụng. Nếu không tăng trưởng tín dụng thì Ngân hàng sẽ lỗ và phá sản. Nhưng để tăng trưởng thì tiền ở đâu ra? Với các ngân hàng lớn đã khó, huống chi một ngân hàng nhỏ như VNCB thì mức tăng vốn lên tới 4,500 tỷ đồng trong cùng một lúc là áp lực rất lớn. Ông Danh đã nhiều lần xin giãn tiến độ nhưng không được, nếu không làm được thì bắt buộc phải làm sai.

Còn khi tăng được vốn điều lệ thêm 4,500 tỷ đồng thì ông Danh được gì không? Vốn điều lệ thời điểm đó của VNCB là âm 5,700 tỷ đồng, nếu tăng vốn thành công thì vẫn âm (-1,200 tỷ đồng). Vì vậy, trên vai trò một người làm tài chính, bị cáo Khương cho biết có tăng vốn thì cổ đông như ông Danh cũng không được gì, đây là ông Danh đang cứu ngân hàng chứ không vì mục đích gì khác. Còn nguồn tiền dùng để tăng vốn thì Mai Hữu Khương thừa nhận là tiền vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, khi không tăng được vốn, Ngân hàng Xây dựng đã sử dụng hết và không trả lại cho cổ đông. Điều này bị cáo cho là không đúng. Ông Danh vẫn là người sở hữu số tiền này.

Bị cáo thấy rằng ông Danh đã bỏ vào ngân hàng rất nhiều tiền. Nhiều khoản tiền lên đến mấy ngàn tỷ đã không được xem xét làm tang chứng, vật chứng của vụ án như khoản trả cho bà Sáu Phấn hơn 3,600 tỷ đồng, hay khoản phải trả cho nhóm ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích,…

Thu Phong

FiLi

Các tin tức khác

>   Ngân hàng NCB thổi bùng khát vọng cùng U23 Việt Nam (24/01/2018)

>   Lãi suất khó giảm tiếp (24/01/2018)

>   Mừng chiến thắng của U23 Việt Nam, VPBank tặng thêm lãi suất tiết kiệm cho khách hàng (23/01/2018)

>   Shinhan bỏ ra 151 triệu USD mua công ty tài chính tiêu dùng của Prudential, nhắm đến thị trường Việt Nam và Indonesia (23/01/2018)

>   "Chỉ điền thông tin mà bị quy kết lập khống hồ sơ thì hình phạt 6-7 năm tù quá nặng nề" (23/01/2018)

>   Tái cấu trúc ngân hàng: Điểm sáng năm 2017 và kỳ vọng năm mới (23/01/2018)

>   Những nghịch lý sau con số 4,500 tỷ đồng tăng vốn VNCB (23/01/2018)

>   Những bất hợp lý trong cáo trạng quy kết trách nhiệm của Phạm Công Danh (23/01/2018)

>   Lãi sau thuế 2017 của TPBank đạt hơn 963 tỷ đồng (22/01/2018)

>   Nếu 4,500 tỷ đồng tăng vốn đã hòa chung vào dòng tiền, Ngân hàng Xây dựng đang thiệt hại hay hưởng lợi? (22/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật