Thứ Ba, 23/01/2018 17:11

Đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2

"Chỉ điền thông tin mà bị quy kết lập khống hồ sơ thì hình phạt 6-7 năm tù quá nặng nề"

Trong phần luận tội tại đầu phiên tranh tụng hôm qua (22/01), Viện kiểm sát đã đề nghị mức án với Mai Hữu Khương - nguyên Thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn là 11-13 năm tù và Nguyễn Quốc Viễn - Trưởng Ban kiểm soát VNCB là 6-7 năm tù, sẽ tổng hợp cùng với bản án trước đó. Riêng với bị cáo Viễn, luật sư cho rằng đề xuất mức án 3 năm vẫn là cao và đề nghị mức thấp hơn.

Đã đi qua hơn 1 tuần xét xử, phiên tòa ngày 23/01 bước sang buổi tranh tụng thứ hai. Trong phần tranh tụng, các luật sư sẽ đưa ra nội dung bào chữa cho thân chủ, các bị cáo đồng thời được giải trình và tự bào chữa, bào chữa bổ sung cho mình.

Với mức án 11-13 năm tù, bị cáo Mai Hữu Khương và bản thân luật sư bào chữa đều nhận thấy mức án Viện kiểm sát (VKS) đề nghị là quá nghiêm khắc, mong HĐXX và VKS xem xét lại. Trong suốt quá trình điều tra, truy tố tại phiên tòa, bị cáo Khương khai báo thành khẩn, hỗ trợ cơ quan điều tra tìm ra sự thật của vụ án.

Bên cạnh đó, bị cáo Mai Hữu Khương chỉ thực hiện các hành vi theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng trước đây và không được hưởng lợi gì từ hành vi sai trái. Liên quan đến các khoản vay tại 3 ngân hàng, Mai Hữu Khương không tham gia bàn bạc thảo luận mà chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng (soạn thảo Nghị quyết, in hồ sơ tài liệu,…); việc giải ngân và tất toán các khoản vay tại 3 ngân hàng, bị cáo cũng không hay biết.

Qua các thông tin trên thì vai trò của bị cáo Khương là phụ thuộc, không có vai trò xuyên suốt. Theo luật sư, vì hành động có liên quan xuyên suốt đến giai đoạn 1 nên việc tách ra làm 2 giai đoạn với giai đoạn 2 bị cáo Khương bị đề nghị 11-13 năm tù khiến mức án tổng cộng của bị cáo là quá nặng.

Với bị cáo Nguyễn Quốc Viễn, luật sư bào chữa giải trình, hành vi của bị cáo nằm ở hai ngân hàng Sacombank và BIDV. Luật sư đồng ý với VKS về hành vi liên quan đến BIDV nhưng không đồng ý về vai trò. Luật sư không đồng ý hoàn toàn về hành vi liên quan đến Sacombank và cũng không đồng ý quan điểm của Viện kiểm soát cho rằng bị cáo đã giúp sức, đồng phạm với Phạm Công Danh.

Cụ thể, trong vụ án liên quan đến Ngân hàng Sacombank, Nguyễn Quốc Viễn bị VKS truy tố về các hành vi: Chuyển các hồ sơ pháp nhân của 6 công ty và bản sơ bộ nhu cầu vay vốn, lập khống 6 phương án vay ngắn hạn, tham gia họp bàn thống nhất về khoản vay của 6 công ty, ký văn bản đồng ý trả nợ thay cho các công ty. Tuy nhiên, luật sư cho rằng, 4 hành vi mà VKS dùng làm cơ sở truy tố bị cáo Viễn đều không phải là hành vi phạm tội, nhất là hành vi chuyển hồ sơ của 6 công ty.

Trong cáo trạng của VKSND tối cao có luận tội “Nguyễn Quốc Viễn thừa nhận việc ký các biên bản họp HĐQT liên quan đến việc vay tiền, bảo lãnh cho các công ty vay tiền và việc trả nợ thay các công ty đó”, tuy nhiên không có mục nào trong các văn bản này mà bị cáo Viễn thừa nhận là mình có ký và tin là VKS có sự nhầm lẫn. Luật sư thuật lại lời bị cáo Viễn: “Tôi không là thành viên HĐQT nên không ký bất cứ biên bản họp nào của HĐQT về việc dùng tiền gửi của VNCB tại các ngân hàng khác bảo lãnh cho việc vay tiền tại ngân hàng đó”, đồng thời mong HĐXX ghi nhận hành vi liên quan đến Sacombank của Nguyễn Quốc Viễn.

Vấn đề tiếp theo là hành vi lập khống 6 hồ sơ vay vốn tại Sacombank cùng phương án vay vốn ngắn hạn. Theo luật sư, lập khống là phải tự nghĩ ra văn bản, thông tư, tự mình làm hết công đoạn; trong khi vai trò của bị cáo Viễn chỉ là người điền thông tin. Hồ sơ vay vốn còn phải qua các khâu chỉnh sửa, nhưng khâu chỉnh sửa bị cáo Viễn không tham gia mà là vai trò của bộ phận kế toán. Hồ sơ sau khi hoàn thiện do Mai Hữu Khương và phòng kế toán chuyển đi, không phải bị cáo Viễn thực hiện. Như vậy, bị cáo Viễn không tham gia vào vai trò trước và sau khi phê duyệt hồ sơ tại Sacombank. Tương tự như BIDV, luật sư cũng không đồng ý với hành vi lập khống hồ sơ vay vốn.

“Chỉ điền thông tin mà bị quy kết lập khống hồ sơ vay và giúp sức thì hình phạt 6-7 năm tù quá nặng nề. Vai trò của bị cáo Viễn ở đây cũng quá mờ nhạt, không ảnh hưởng đến kết quả”, luật sư kết luận. Theo ông, đề xuất mức án 3 năm với bị cáo vẫn là cao và đề nghị mức thấp hơn.

Tự bào chữa cho mình, về các nguồn tiền sai phạm, cả bị cáo Mai Hữu Khương và Nguyễn Quốc Viễn đều đề nghị xem xét để thu hồi để khắc phục hậu quả, bao gồm: 4,500 tỷ tăng vốn, khoản tiền chuyển cho bà Hứa Thị Phấn 3,600 tỷ, chuyển cho ông Trần Quý Thanh 194 tỷ, chuyển cho bà Trần Ngọc Bích 155 tỷ,…

Thu Phong

FiLi

Các tin tức khác

>   Tái cấu trúc ngân hàng: Điểm sáng năm 2017 và kỳ vọng năm mới (23/01/2018)

>   Những nghịch lý sau con số 4,500 tỷ đồng tăng vốn VNCB (23/01/2018)

>   Những bất hợp lý trong cáo trạng quy kết trách nhiệm của Phạm Công Danh (23/01/2018)

>   Lãi sau thuế 2017 của TPBank đạt hơn 963 tỷ đồng (22/01/2018)

>   Nếu 4,500 tỷ đồng tăng vốn đã hòa chung vào dòng tiền, Ngân hàng Xây dựng đang thiệt hại hay hưởng lợi? (22/01/2018)

>   Ngân hàng tư nhân Việt Nam, khi tiền “rồng” bắt đầu vào nhà “tôm” (22/01/2018)

>   VPBank: Lãi sau thuế hợp nhất 2017 đạt gần 6,440 tỷ đồng (22/01/2018)

>   Ngân hàng NCB trao tặng nhà, tài trợ xây cầu dân sinh tại 3 tỉnh miền Tây (22/01/2018)

>   Đấu giá thành công 70% lượng chào bán, Vietcombank vẫn chưa thể chia tay hoàn toàn OCB (22/01/2018)

>   Lãi sau thuế 2017 hơn 262 tỷ đồng, Vietbank vừa đủ thoát lỗ lũy kế (22/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật