Thứ Ba, 23/01/2018 13:06

Đại án Phạm Công Danh - giai đoạn 2

Những nghịch lý sau con số 4,500 tỷ đồng tăng vốn VNCB

“Nguồn gốc của 4,500 tỷ đồng đã quá rõ ràng rồi: Một phần từ khoản tiền 12 pháp nhân vay vốn BIDV, một phần từ nguồn TPBank cho vay và phần còn lại từ các cá nhân, chuyển lòng vòng qua nhiều bước đi vào VNCB để tăng vốn. Tuy nhiên, VNCB đã không được tăng vốn. Nếu không khấu trừ 4,500 tỷ đồng ra khỏi con số thiệt hại 6,100 tỷ đồng của vụ án thì sẽ nảy sinh rất nhiều nghịch lý”.

Đây là trình bày của luật sư Trần Minh Hải (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) trong phần tranh tụng liên quan đến thiệt hại của vụ án.

Nghịch lý thứ nhất: Theo đại diện của Ngân hàng Xây dựng (CB, trước là VNCB), sau khi không được chấp thuận tăng vốn, VNCB không thể trả lại vì nguồn tiền tăng vốn là bất hợp pháp (tiền đi vay), đồng thời cũng không thể trả lại vì đã sử dụng hết. Luật sư bác bỏ toàn bộ các quan điểm này. “Nguồn tiền bất hợp pháp hay hợp pháp thì đều không thuộc về VNCB. Nếu là bất hợp pháp thì VNCB càng phải trả lại, còn không chẳng hóa Ngân hàng được sử dụng, kinh doanh tiền bất hợp pháp à? Điều này là trái với chủ trương của pháp luật về phòng chống rửa tiền trong tổ chức tín dụng”, luật sư Hải nhấn mạnh.

Nghịch lý thứ hai: 4,500 tỷ đồng hòa chung vào dòng tiền của Ngân hàng Xây dựng là bình thường, nhưng không bóc tách được là điều rất bất bình thường. Ngân hàng là một trung gian tài chính, huy động vốn rồi cho vay vốn; tất cả các số liệu ra vào ngân hàng đều phải theo dõi, hạch toán từng khoản mục. Nếu cổ đông nộp tiền góp vốn rồi sau đó không biết khoản tiền này đi đâu, thì liệu rằng còn ai dám nộp tiền tăng vốn nữa không? Luật sư đề nghị HĐXX cân nhắc không chấp nhận điều bất thường này.

Nghịch lý thứ ba: Cứ ai đụng vào tiền của ngân hàng thì được cho là sử dụng cho mục đích cá nhân. Trước đó, đại diện Ngân hàng Xây dựng cho biết, số tiền 4,500 tỷ đồng được các bị cáo dùng cho 6 mục đích kinh doanh: tăng khoản phải thu, trả nợ NHNN, trả nợ cho các ngân hàng khác,... và tất cả các mục đích này đều phục vụ cho hoạt động của VNCB. Chưa bao giờ 4,500 tỷ đồng nằm trong túi của Phạm Công Danh mà luôn nằm trong túi tiền Ngân hàng Xây dựng. Ngân hàng Xây dựng đã sử dụng, khai thác, hưởng lợi. Nếu quan điểm cứ ai đụng vào tiền của ngân hàng thì được cho là sử dụng cho mục đích cá nhân được thừa nhận thì có nhà quản lý nào dám phê duyệt, đồng ý thực hiện một giao dịch của ngân hàng không?

Nghịch lý thứ tư: Bên đi vay tiền, sử dụng hết, bỗng dưng nói không đủ tiền trả nợ. Thời điểm NHNN bắt đầu quản lý Ngân hàng Xây dựng, vốn điều lệ của Ngân hàng đã âm. Tuy nhiên, 4,500 tỷ đồng chưa bao giờ nằm trong vốn điều lệ của VNCB, mà chỉ có một nơi duy nhất phù hợp là các khoản nợ phải trả. Nếu vốn chủ sở hữu âm mà không phải trả nợ nữa thì hoàn toàn là nghịch lý.

Nghịch lý thứ 5: Pháp nhân cứ thay tên đổi chủ là được miễn trách nhiệm trả nợ? CB vốn là chuyển đổi từ VNCB, VNCB được chuyển đổi từ Đại Tín, Đại Tín tiền thân là Ngân hàng nông thôn Rạch Kiến. Bốn ngân hàng này là một, tất cả chỉ làm thủ tục chuyển tên. Khi Ngân hàng Xây dựng được NHNN mua lại 0 đồng, chuyển đổi từ CTCP thành TNHH một thành viên thì vẫn phải kế thừa toàn bộ lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm của VNCB. Đại diện CB cho rằng khi chuyển đổi rồi thì không có nghĩa vụ liên quan đến khoản tiền tăng vốn nữa là không đúng.

Nghịch lý thứ sáu: Nhà nước có nguy cơ bị tổn thất hàng nghìn tỷ đồng trong tương lai. Khoản tiền không được tăng vốn 4,500 tỷ đồng theo pháp luật vẫn là của các cá nhân góp vốn, Ngân hàng Xây dựng có trách nhiệm trả lại cả gốc lẫn lãi.

Nghịch lý cuối cùng: Tổng cộng từ 6 nghịch lý trên. Bản chất thực sự, tính chất thực sự của vụ án đã không được làm rõ chỉ bởi một phép toán đơn giản - khấu trừ con số 4,500 tỷ ra khỏi khoản thiệt hại hơn 6,100 tỷ đồng là ra, nhưng đã không giải quyết mà cứ chờ đợi. Kính mong HĐXX là người giải phép toán này.

"Quá trình tham gia vào ngân hàng đã lấy đi tất cả của ông Phạm Công Danh, lấy đi sự nghiệp, tài sản nhà cửa, sự tự do. Và tôi mong HĐXX trả lại một điều duy nhất của ông Phạm Công Danh, đó là điều công bằng".

-Luật sư Trần Minh Hải-

Thu Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Những bất hợp lý trong cáo trạng quy kết trách nhiệm của Phạm Công Danh (23/01/2018)

>   Lãi sau thuế 2017 của TPBank đạt hơn 963 tỷ đồng (22/01/2018)

>   Nếu 4,500 tỷ đồng tăng vốn đã hòa chung vào dòng tiền, Ngân hàng Xây dựng đang thiệt hại hay hưởng lợi? (22/01/2018)

>   Ngân hàng tư nhân Việt Nam, khi tiền “rồng” bắt đầu vào nhà “tôm” (22/01/2018)

>   VPBank: Lãi sau thuế hợp nhất 2017 đạt gần 6,440 tỷ đồng (22/01/2018)

>   Ngân hàng NCB trao tặng nhà, tài trợ xây cầu dân sinh tại 3 tỉnh miền Tây (22/01/2018)

>   Đấu giá thành công 70% lượng chào bán, Vietcombank vẫn chưa thể chia tay hoàn toàn OCB (22/01/2018)

>   Lãi sau thuế 2017 hơn 262 tỷ đồng, Vietbank vừa đủ thoát lỗ lũy kế (22/01/2018)

>   Sacombank đặt kế hoạch lãi trước thuế 2018 đạt 1,640 tỷ đồng, tăng 10% (22/01/2018)

>   Viện kiểm sát đề nghị xử bị cáo Phạm Công Danh 20 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù (22/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật