Thứ Năm, 23/11/2017 09:42

Ngọn gió nào đẩy cổ phiếu Vietcombank tăng vọt khỏi “vùng an toàn” đã bám trụ 2 năm?

Giá cổ phiếu VCB đã bứt phá hơn 33% trong hai tháng nay và gần cán mốc 49,000 đồng/cp sau hai năm bám trụ “vùng an toàn” 34,000-39,000 đồng/cp, ngọn gió nào đã thổi bùng giá cổ phiếu VCB?

Tại bản tin ngày 20/11/2017, CTCK SSI cho biết, sau khi thoái vốn khỏi Saigonbank và Công ty Tài chính Xi măng, VCB còn có ý định thoái vốn khỏi MBB, Eximbank và OCB, dự kiến lợi nhuận thu về từ việc thoái vốn khỏi MBB và Eximbank sẽ vào khoảng 1,000 tỷ đồng.

Việc thoái vốn của Vietcombank khỏi OCB có thể sẽ diễn ra ngay trong năm nay, còn với MBB và Eximbank dự kiến diễn ra vào tháng 1/2018.

Bắt đầu tăng dựng đứng từ thời điểm cách đây hai tháng, giá cổ phiếu VCB của Vietcombank đã bứt phá hơn 33% và gần cán mốc 49,000 đồng/cp. Đây được coi là bước nhảy vọt lớn vì nhìn lại khoảng thời gian 2 năm gần đây, thị giá cổ phiếu VCB chỉ nằm trong “vùng an toàn” 34,000-39,000 đồng/cp và không chạm tới được ngưỡng 40,000 đồng/cp.

Hồi giữa tháng 8/2017, khi cổ phiếu VPB của VPBank chào sàn HOSE, mức giá tham chiếu 39,000 đồng/cp của Ngân hàng này khi đó còn vượt mặt cả “đàn anh” Vietcombank và đứng đầu nhóm cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên HOSE, HNX và UPCoM. Tuy nhiên, tình thế hiện tại đã thay đổi.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu VCB từ đầu năm 2017

So với mức giá mục tiêu nằm trong khoảng 41,000-43,000 đồng/cp mà nhiều công ty chứng khoán như CTCK Bảo Việt (BVS),  CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo cho cổ phiếu VCB, thị giá hiện tại đã cao hơn khá nhiều.

Đà tăng của cổ phiếu này bắt đầu khi thông tin về việc chi cổ tức 2016 được Vietcombank công bố. Được biết, Vietcombank đã phê duyệt thanh toán cổ tức năm 2016 bằng tiền cho các cổ đông với tỷ lệ 8% và thực hiện chi trả vào ngày 16/10/2017. Số tiền mà Ngân hàng phải bỏ ra cho đợt chi trả này là gần 2,900 tỷ đồng. Kế hoạch cổ tức năm 2017 của Vietcombank tương đương tỷ lệ của năm 2016, ở mức 8%.

Sau chi trả cổ tức vài ngày, Vietcombank còn tiến hành bổ nhiệm ông Thomas William Tobin nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành khối dịch vụ bán lẻ. Đây là nhân sự lãnh đạo người nước ngoài đầu tiên trực tiếp tham gia điều hành và phát triển kinh doanh trong lịch sử gần 55 năm hoạt động của Ngân hàng.

Cùng với đó, kết quả kinh doanh quý 3/2017 được hé lộ tạo thêm động lực cho con sóng tăng giá. Theo BCTC hợp nhất quý 3/2017, các hoạt động trong 9 tháng đầu năm của Vietcombank đều tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ: Thu nhập lãi thuần hơn 16,000 tỷ đồng (tăng 18%), lãi thuần từ hoạt động dịch vụ hơn 1,900 tỷ đồng (tăng 24%), lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 1,700 tỷ đồng (tăng 9%), hoạt động khác cũng mang về gần 1,500 tỷ đồng (tăng 29%).

9 tháng đầu năm 2017, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 7,900 tỷ đồng, tăng trưởng 25% và thực hiện được 86% kế hoạch cả năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tại thời điểm cuối quý 3/2017 giảm xuống 1.15% (cuối năm 2016 là 1.51%).

Sự tăng trưởng về giá cổ phiếu của Vietcombank khi đó cũng nằm trong bối cảnh tăng trưởng của dòng cổ phiếu ngân hàng nói chung. Sự quan tâm của nhà đầu tư đến nhóm cổ phiếu này là không hề nhỏ khi sắc xanh gần như phủ kín và thanh khoản cũng tăng mạnh. Đóng góp một phần không nhỏ vào sự hấp dẫn của nhóm cổ phiếu này là kết quả kinh doanh khả quan. Sau 9 tháng, thêm nhiều nhà băng đã ghi tên vào danh sách các ngân hàng có lợi nhuận ngàn tỷ. Nhiều trường hợp vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm chỉ sau 9 tháng và các trường hợp còn lại cũng đã đi được 70-90% chặng đường kế hoạch lợi nhuận năm.

Mới đây, Vietcombank vừa đấu giá thành công toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại Saigonbank và Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC) với tổng giá trị là gần 343 tỷ đồng. Lợi nhuận thu về ước tính khoảng 148 tỷ đồng, trong đó phần lớn là từ cổ phần Saigonbank.

Với phần vốn sở hữu tại Saigonbank, mức giá bán đấu giá khởi điểm là 12,500 đồng/cp. Tuy nhiên, toàn bộ hơn 13.25 cp (4.3%) đã được tranh mua hết với giá đẩy lên 20,100 đồng/cp, theo đó mang về cho Vietcombank hơn 266 tỷ đồng. Còn tại CFC, toàn bộ 6.6 triệu cp (10.91%) cũng đã được gom với tổng giá trị hơn 76.25 tỷ đồng (giá khởi điểm 11,549 đồng/cp, giá trúng thầu 11,550-11,560 đồng/cp).

Theo bản tin ngày 20/11/2017 của SSI, sau khi thoái vốn khỏi Saigonbank và Công ty Tài chính Xi măng, Vietcombank còn có ý định thoái vốn khỏi 3 tổ chức tài chính nữa đó là MBB, Eximbank (EIB) và OCB. Trong đó, việc thoái vốn khỏi OCB có thể sẽ diễn ra ngay trong năm nay, còn đối với MBB và Eximbank việc thoái vốn dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1/2018. Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành cho biết ước tính lợi nhuận thu về từ việc thoái vốn khỏi MBB và Eximbank sẽ vào khoảng 1,000 tỷ đồng.

Cũng trong bản tin chứng khoán công bố cùng ngày của HSC, CTCK này ước tính, không chỉ hết sở hữu chéo mà lãi từ thoái vốn khỏi 5 tổ chức tín dụng sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của Vietcombank, khoảng 2,450 tỷ đồng. HSC cho biết, khoảng 250 tỷ đồng, gồm khoản thoái vốn tại SaigonBank, CFC và có thể cả OCB sẽ được hạch toán ngay trong năm 2017, nhờ đó giúp lợi nhuận trước thuế của Vietcombank cao hơn 2.3% so với dự báo ban đầu. Còn 2,200 tỷ đồng sẽ được hạch toán vào năm 2018 (từ việc thoái vốn ở MBB, Eximbank) sẽ giúp lợi nhuận của nhà băng này tăng 16.9%.

Khoản mục đầu tư dài hạn khác của Vietcombank tại ngày 31/12/2016

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2016

Tại thời điểm cuối năm 2016, giá vốn khoản đầu tư của Vietcombank tại MBB và Eximbank lần lượt đạt 1,243 tỷ và 582 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính theo thị giá hiện tại, giá trị hai khoản đầu tư này lên tới gần 3,000 tỷ và 1,266 tỷ đồng.

Thu Phạm

FiLi

Các tin tức khác

>   VietinBank sắp phát hành 2,200 tỷ đồng trái phiếu đợt 2/2017 (24/11/2017)

>   Giám đốc quỹ tín dụng Đồng Nai đã trốn ra nước ngoài (23/11/2017)

>   Người 'bỗng dưng có tài khoản giao dịch 27,5 tỉ' rút đơn kiện (23/11/2017)

>   Sacombank chuyển địa điểm trụ sở và đổi tên 4 phòng giao dịch (22/11/2017)

>   Luật sửa đổi các TCTD đã có khung pháp lý cho phá sản nhưng vẫn chưa rõ ràng (22/11/2017)

>   Những dòng chảy ngược chiều của lãi suất (23/11/2017)

>   Techcombank hoàn tất chào bán 70 triệu cổ phiếu đợt 1, thu về hơn 2,100 tỷ đồng (22/11/2017)

>   Tăng trưởng kinh tế 2018: Gánh nặng vẫn đặt lên vai chính sách tiền tệ (22/11/2017)

>   Tín dụng đang ở mùa cao điểm, nhiều nhà băng tăng lãi suất huy động (22/11/2017)

>   PVcomBank nâng cấp 4 Quỹ tiết kiệm lên Phòng giao dịch (22/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật