Thứ Tư, 22/11/2017 17:08

Luật sửa đổi các TCTD đã có khung pháp lý cho phá sản nhưng vẫn chưa rõ ràng

Tại Diễn đàn CFO Việt Nam 2017 – Tương lai ngành Tài chính tổ chức ngày 22/11, ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Phát triển Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) đã có khung pháp lý cho ngân hàng phá sản nhưng vẫn chưa rõ ràng về việc ngân sách, bảo hiểm và người gửi tiền chịu trách nhiệm đến đâu.

* Tăng trưởng kinh tế 2018: Gánh nặng vẫn đặt lên vai chính sách tiền tệ

Ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ, về việc xử lý nợ xấu, bản thân các ngân hàng cũng không đủ nguồn lực để tăng vốn chủ sở hữu nhằm giúp bù đắp những thiếu hụt gây ra trong quá trình xử lý vì trong ngắn hạn, việc xử lý nợ xấu là chấp nhận xóa nợ do không có hoặc nâng khống giá trị tài sản đảm bảo (về lâu dài vẫn phải đi đòi nợ dần).

Ở nhiều nước khác, Chính phủ phải đứng ra dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Sau khi Chính phủ tiếp quản sẽ dọn dẹp và tách riêng các khoản nợ xấu vào một ngân hàng, phần “sạch sẽ” hơn sẽ dồn vào ngân hàng khác để bán đi. Khoản tiền thu về từ việc bán ngân hàng này nếu đủ thì ngân sách không bị thiệt, nhưng nếu không đủ thì ngân sách sẽ bị thiệt hại.

Tuy nhiên Việt Nam không chọn cách này và nhất quán quan điểm không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Do đó trong nhiều năm suốt từ 2013 đến nay, lượng nợ xấu mà Việt Nam xử lý được là không nhiều.

Ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Phát triển Trường Đại học Fulbright Việt Nam tại Diễn đàn CFO Việt Nam 2017 – Tương lai ngành Tài chính tổ chức ngày 22/11

Đến năm 2017, Chính phủ quyết định đưa việc xử lý nợ xấu được đưa vào Luật sửa đổi để về lâu dài có khung pháp lý tốt cho các ngân hàng. Tuy nhiên việc sửa Luật và áp dụng vào thực tiễn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Do đó Chính phủ đã tách phần thí điểm xử lý nợ xấu trước mắt đưa vào Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày 15/8/2017.

Sự ra đời của Nghị quyết 42 giúp tăng quyền cho các ngân hàng khi thu hồi tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu và cho phép mọi nhà đầu tư được phép tham gia mua bán nợ xấu/tài sản trên thị trường thứ cấp. Ngoài ra, các khoản nợ xấu được thí điểm xử lý theo Nghị quyết 42 là khoản nợ hình thành trước ngày 15/8/2017 nên cũng sẽ là động lực cho các ngân hàng công bố nợ xấu tại thời điểm này. Mục tiêu là ít nhất trong năm 2017 tỷ lệ nợ xấu thực tế sẽ giảm từ 10.5% xuống còn 8% (tương đương xử lý được khoảng 80,000-90,000 tỷ đồng nợ xấu).

Còn về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng mới được Quốc hội thông qua đã tạo khung pháp lý để xác định ngân hàng nào thuộc hàng yếu kém và buộc kiểm soát đặc biệt. Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết đã đề xuất đưa ra tiêu chí định lượng và định tính cho ngân hàng buộc phải kiểm soát đặc biệt khi tham gia thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên cuối cùng Luật sửa đổi vẫn là các chỉ tiêu định tính và có thêm thỏa hiệp giữa hai chỉ tiêu rằng việc đưa vào các chỉ tiêu định lượng hay không thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tại Luật sửa đổi chưa quy định chi tiết cho các tiêu chí này nhưng sau đó Chính phủ sẽ đưa ra Nghị định với các tiêu chí cụ thể hơn.

Về câu chuyện cho ngân hàng phá sản, để đảm bảo không có đổ vỡ lớn trong hệ thống thì NHNN sẽ cho TCTD vay đặc biệt để đảm bảo về thanh khoản, sau khi TCTD phá sản sẽ dùng đến bảo hiểm tiền gửi. Mặc dù Luật sửa đổi đã có khung pháp lý cho việc phá sản ngân hàng nhưng nhưng vẫn chưa có quy định rõ ràng là NHNN chịu đến đâu (khi TCTD không chi trả hết khoản vay đặc biệt), bảo hiểm tiền gửi cũng như người gửi tiền chịu đến đâu.

* Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu

* Ngân hàng phá sản, chi bảo hiểm tiền gửi vượt mức tùy vào độ tác động

Minh Hằng

FiLi

Các tin tức khác

>   Những dòng chảy ngược chiều của lãi suất (23/11/2017)

>   Techcombank hoàn tất chào bán 70 triệu cổ phiếu đợt 1, thu về hơn 2,100 tỷ đồng (22/11/2017)

>   Tăng trưởng kinh tế 2018: Gánh nặng vẫn đặt lên vai chính sách tiền tệ (22/11/2017)

>   Tín dụng đang ở mùa cao điểm, nhiều nhà băng tăng lãi suất huy động (22/11/2017)

>   PVcomBank nâng cấp 4 Quỹ tiết kiệm lên Phòng giao dịch (22/11/2017)

>   Giá vàng và USD cùng đi lên (22/11/2017)

>   Sếp ngân hàng không còn được làm chủ công ty sân sau (21/11/2017)

>   Điểm hoán đổi lãi suất VNĐ - USD bắt đầu dương (21/11/2017)

>   Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu (21/11/2017)

>   Ngân hàng phá sản, chi bảo hiểm tiền gửi vượt mức tùy vào độ tác động (20/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật