Thứ Ba, 21/11/2017 09:44

Điểm hoán đổi lãi suất VNĐ - USD bắt đầu dương

Và đây cũng là thời điểm tín dụng bước vào mùa tăng mạnh nhất trong năm, như một thông lệ...

Cầu VNĐ tăng lên, và đây cũng là thời điểm tín dụng bước vào mùa tăng mạnh nhất trong năm, như một thông lệ - Ảnh: Quang Phúc.

Cuối tuần qua, lần đầu tiên sau khoảng ba tháng âm, điểm hoán đổi lãi suất (swap point) giữa VNĐ với USD trên liên ngân hàng đã bắt đầu dương trở lại, nối tiếp đến đầu tuần này.

Trong tuần vừa qua, lãi suất VNĐ trên thị trường liên ngân hàng gần như tăng liên tục qua các phiên. Đây cũng là tuần tăng mạnh nhất kể từ sau quãng sụt giảm kéo dài từ trung tuần tháng 7/2017.

Cụ thể, chốt tuần qua, lãi suất VNĐ trên liên ngân hàng tăng khá mạnh, từ 0,27 - 0,36 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn so với phiên cuối tuần trước đó. Lãi suất chào bình quân phiên cuối tuần quanh mức 1,37%/năm qua đêm, 1 tuần ở 1,55%/năm, 2 tuần 1,70%, 1 tháng 2,02%/năm.

Trong khi đó lãi suất liên ngân hàng đối với USD tương đối ổn định tuần qua, chốt tuần chỉ giảm 0,01 - 0,03 điểm phần trăm ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tháng; lãi suất qua đêm ở mức 1,33%/năm, 1 tuần 1,44%/năm, 2 tuần 1,54% và 1 tháng ở 1,74%/năm.

Với diễn biến trên, sau khoảng ba tháng ở trạng thái âm, điểm hoán đổi lãi suất VNĐ - USD đã bắt đầu dương trở lại.

Trạng thái trên tiếp tục thể hiện ở phiên đầu tuần này, ngày 20/11: lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tiếp tục tăng nhẹ 0,02 - 0,05 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn, qua điểm lên 1,42%/năm, 1 tuần ở 1,60%, 2 tuần 1,74% và 1 tháng 2,04%/năm. Trong khi đó lãi suất chào bình quân USD qua đêm ở 1,35%, 1 tuần 1,47%, 2 tuần 1,57% và 1 tháng 1,73%/năm.

Như vậy, một trong những yếu tố có thể gây bất lợi đối với ổn định tỷ giá USD/VNĐ là cân đối giữa lãi suất VNĐ với USD trên thị trường liên ngân hàng thời gian qua đã bắt đầu có thay đổi.

Thông thường, khi điểm hoán đổi lãi suất này âm, hay lãi suất USD cao hơn VNĐ trên liên ngân hàng, sẽ kích thích các thành viên trên thị trường nắm giữ USD vì có lợi hơn, đặc biệt ở giai đoạn vừa qua khi lãi suất VNĐ trên liên ngân hàng rơi sâu dưới 1%/năm, trong khi lãi suất USD phổ biến trên 1,3%/năm… Nếu tình trạng nắm giữ đó lớn và kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng đầu cơ và gây áp lực đến tỷ giá.

Tuy nhiên, như đã thể hiện, từ 10/10 vừa qua, trước nguồn cung ngoại tệ lớn, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có nhịp điều hành tỷ giá mới (giảm giá mua vào ngoại tệ, triển khai mua ngoại tệ kỳ hạn), và hệ thống không có tình trạng đầu cơ găm giữ. Thậm chí từ trong tháng 10 cho đến tuần qua, Ngân hàng Nhà nước vẫn mua vào ngoại tệ để tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối.

Còn với hệ thống, nhu cầu vốn VNĐ đã tăng lên trong khoảng hai tuần trở lại đây, thể hiện qua lượng đáo hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước cùng rải rác xuất hiện một số phiên bơm thêm vốn qua nghiệp vụ cầm cố trên thị trường mở (OMO).

Và đây cũng là thời điểm tín dụng bước vào mùa tăng mạnh nhất trong năm, như một thông lệ.

Minh Đức

vneconomy

Các tin tức khác

>   Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu (21/11/2017)

>   Ngân hàng phá sản, chi bảo hiểm tiền gửi vượt mức tùy vào độ tác động (20/11/2017)

>   Dân vây trụ sở quỹ tín dụng, đòi trả hơn 50 tỉ đồng (20/11/2017)

>   Tranh mua đấu giá Saigonbank, toàn bộ hơn 13.25 triệu cp được gom hết với giá đẩy lên 20,100 đồng/cp (20/11/2017)

>   VCB thu về hơn 76 tỷ đồng từ đấu giá Tài chính Cổ phần Xi măng (20/11/2017)

>   Techcombank: Phân phối hơn 17.3 triệu cp không chào bán hết cho 9 cá nhân và tổ chức (20/11/2017)

>   Có nên dừng cho vay ngoại tệ? (19/11/2017)

>   “Sức khỏe” ngành ngân hàng đã cải thiện? (19/11/2017)

>   NamABank dành 500 tỷ đồng cho vay ưu đãi khắc phục hậu quả bão Damrey (18/11/2017)

>   Vì sao Agribank muốn bán đấu giá 18 triệu cp AJC và Agritour? (17/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật