Thứ Hai, 02/10/2017 15:00

Thị trường tiền ảo châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng bất chấp các lệnh cấm từ Trung Quốc?

Tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã làm rung chuyển thị trường tiền kỹ thuật số bằng 2 đợt kiểm soát tiền ảo, cụ thể là cấm hoạt động chào bán tiền ảo lần đầu (ICO) và sau đó là ngừng hoạt động của sàn tiền ảo trong nước. Tuy nhiên, liệu nỗi lo sợ về đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc sẽ lây lan sang phần còn lại của thế giới? “Không nhất thiết là vậy” là câu trả lời của Vitalik Buterin, nhà đồng sáng lập nên đồng Ethereum – đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ 2 trên thị trường với mức vốn hóa là 27.5 tỷ USD, Forbes cho hay.

Vitalik Buterin

Ông Buterin cho biết các quy định trên có thể là một rào cản dài hạn đối với Trung Quốc. Sau khi cấm ICO và tạm ngừng hoạt động của các sàn giao dịch tiền ảo, Chính phủ Trung Quốc có thể bắt đầu kiểm soát hoạt động đào tiền ảo. Tuy nhiên, các đợt kiểm soát của Trung Quốc có thể không tác động mạnh đến phần còn lại của thế giới khi các Chính phủ khác đã bắt đầu bàn luận về các biện pháp quy định khác nhau về tiền ảo, trong đó một số tỏ ra khá thoải mái.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Seoul hôm thứ Ba, ông cho hay: “Nhìn chung, Trung Quốc đã cấm mọi thứ từ ICO cho đến… Justin Bieber, vì thế tôi không nghĩ các Chính phủ khác sẽ xem đây là tín hiệu rằng họ nên làm điều tương tự. Một lượng lớn người Trung Quốc đã chuyển sang Telegram (để tránh né các quy định), vì thế họ chắc chắn sẽ tìm ra cách thức để giao dịch đồng tiền kỹ thuật số”.

Các Chính phủ khác nhìn chung đang ở vị thế trung lập và không can thiệp công nghệ blockchain. Thay vào đó, họ tập trung vào việc quản lý các ứng dụng cụ thể khác của công nghệ này – một cách thức tiếp cận khá ổn theo quan điểm của ông Vitalik Buterin. “Có lẽ, ngoại trừ Trung Quốc, mọi thứ đang tiến triển theo chiều hướng tích cực. Các nhà điều hành đang chủ động xem xét các ứng dụng của blockchain ở nước mình, và đây là một yếu tố quan trọng và chắc chắn sẽ rất tích cực đối với thị trường tiền ảo”, ông chia sẻ.

Các quốc gia như Singapore, Thái Lan và Nhật Bản đang thực hiện các động thái để hợp thức hóa tiền kỹ thuật số và hoạt động ICO với các quy định nhẹ nhàng hoặc theo quan điểm không can thiệp vào thị trường. “Đặc biệt là ở giai đoạn đầu như thế này, bạn cần sự linh hoạt để có thể kiểm soát các nhân tố xấu mà không cần phải thiết lập luật lệ quá chặt chẽ hoặc các quy định mà bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng lách luật”, ông Buterin cho hay.

Ông Buterin – nhà đồng sáng lập 23 tuổi của mạng lưới Ethereum, đã gặp gỡ các tín đồ Ethereum ở Seoul. Được biết, Hàn Quốc là quê nhà của một số sàn giao dịch Ethereum lớn nhất trên thế giới.

Mặc dù sự hiểu biết về công nghệ blockchain ở châu Á chưa thể bắt kịp các nền kinh tế phát triển khác vì các rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, nhưng ông Buterin cho rằng thị trường tiền ảo của khu vực này đã vượt qua giai đoạn khó khăn.

Thực tế, bất chấp các lệnh cấm từ Trung Quốc trong tháng trước, cơn sốt tiền ảo vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại ở châu Á. Thị trường đã hồi phục trở lại, và Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc về tổng khối lượng giao dịch. Trong vài ngày qua, KyberNetwork của Singapore đã huy động 50 triệu USD thông qua Ethereum, còn dự án ICON của Hàn Quốc huy động được 150,000 đồng Ethereum trị giá 42 triệu USD. Ngay cả công ty casino Macau Dragon Group đang muốn huy động 500 triệu USD thông qua hoạt động ICO ở Hồng Kông.

Diễn biến của đồng Ethereum

Sự chấp nhận rộng rãi

Ông Buterin dự báo rằng chỉ trong vòng vài năm nữa, Ethereum sẽ có khả năng bằng quy mô với công ty Visa. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là các đồng tiền kỹ thuật số như Ethereum sẽ hoàn toàn thay thế vai trò của hệ thống ngân hàng hoặc các đồng tiền pháp định (fiat currency). Thế nhưng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008-2009 cũng cho thấy rằng hệ thống tài chính dựa trên các đồng tiền pháp định cần phải có sự điều chỉnh.

Theo quan điểm của ông Buterin, mỗi đồng tiền đóng một vai trò riêng trong nền kinh tế. Các đồng tiền pháp định cung cấp sự ổn định kinh tế, trong khi tiền mật mã sẽ đáp ứng nhu cầu về việc giao dịch nhanh chóng mà không cần có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, và góp phần tạo động lực kinh tế bằng các ứng dụng blockchain.

Trong ngắn hạn, ông Buterin tin rằng sự tách biệt giữa nền kinh tế tiền kỹ thuật số và phần còn lại của nền kinh tế là hợp lý, vì nó cho phép các nhà sáng lập đổi mới và thỉnh thoảng thất bại mà không cần phải lo lắng về việc gây tổn thương cho những người không tham gia. Tuy nhiên, khi các ngân hàng tham gia nhiều hơn vào thế giới tiền kỹ thuật số, khuôn khổ hoạt động về blockchain dường như sẽ không trùng khớp với khuôn khổ của hệ thống tài chính tập trung hóa truyền thống – vốn tập trung vào một nhóm ngân hàng.

“Trong dài hạn, tôi kỳ vọng rằng tiền kỹ thuật số sẽ thay đổi một số thứ về cách thức hoạt động của cả tài chính và internet. Chẳng hạn, đồng tiền này sẽ làm hệ thống tài chính trở nên giống với internet về khía cạnh dễ tiếp cận, dễ dàng tương tác hơn”, ông cho biết./.

Các tin tức khác

>   Đối thủ của Grab và Uber chuẩn bị mở rộng hoạt động ra nước ngoài? (02/10/2017)

>   Nomura: Hồng Kông có nguy cơ xuất hiện khủng hoảng tài chính cao nhất (30/09/2017)

>   Bitcoin đang “đổ bộ” vào thị trường xa xỉ như thế nào? (30/09/2017)

>   Vàng thế giới tăng 3 quý liên tiếp bất chấp đà sụt giảm trong tháng 9 (30/09/2017)

>   Dầu có quý leo dốc đầu tiên trong năm với gần 11% (30/09/2017)

>   Giá dầu có thể sớm vượt đỉnh năm 2017? (29/09/2017)

>   Moody’s: Các nhà khai thác dầu ở Mỹ sẽ gặp khó nếu dầu dưới mốc 50 USD/thùng (29/09/2017)

>   Nối tiếp Trung Quốc, Hàn Quốc ra lệnh cấm huy động vốn bằng tiền ảo (29/09/2017)

>   Vàng thế giới nhích nhẹ, rút khỏi đáy 6 tuần (29/09/2017)

>   Dầu quay đầu giảm giá (29/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật