Thứ Năm, 26/10/2017 16:37

Chính phủ sẽ phê duyệt phá sản ngân hàng

Theo thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng, Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng việc phá sản ngân hàng với an toàn toàn hệ thống, rủi ro tiềm ẩn với nền kinh tế.

* Ngân hàng phá sản, người gửi tiền chỉ được bồi thường 75 triệu?

Thống đốc Lê Minh Hưng: Mong Quốc hội xem xét để có thể chi trả tiền gửi cao hơn mức 75 triệu đồng mỗi cá nhân hay tổ chức tín dụng để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền - Ảnh: LÊ THANH

Sáng 26-10, sau khi nghe các đại biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng có giải trình một số nội dung quan trọng của dự án Luật này.  

Chính phủ phê duyệt phá sản ngân hàng

Về phương án phá sản, Thống đốc cho rằng với vai trò là trung gian tài chính trong hoạt động cho vay và huy động, các tổ chức tín dụng yếu kém sẽ phải đối mặt với tình trạng rút tiền hàng loạt, đe dọa đến đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền.

Với phương án phá sản tổ chức tín dụng, thẩm quyền quyết định chủ trương phê duyệt phương án phá sản là của Chính phủ.

Còn chủ trương phá sản chỉ xem xét trên nguyên tắc là biện pháp cuối cùng khi tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt khi thực hiện không thành công phương án khác như phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và chuyển giao toàn bộ.

Khi xây dựng phương án phá sản, ông Hưng cho hay, theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là phải đánh giá kỹ lưỡng việc phá sản đối với việc an toàn của toàn hệ thống, rủi ro tiềm ẩn với toàn nền kinh tế cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Vì thế, theo ông Hưng, dự án luật đã bổ sung các quy định để cho phép Chính phủ áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như trật tự an toàn xã hội khi xử lý các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt để báo cáo Quốc hội tại cuộc họp gần nhất.

Cần có sự can thiệp của nhà nước để chấm dứt quyền cổ đông

Với phương án chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng, theo ông Hưng, khi một tổ chức tín dụng đã quá yếu, vốn tự có và nguồn dự trữ cũng như vốn điều lệ đã âm thì bản chất là "đã lâm vào tình trạng phá sản".

"Khi họ đã không có khả năng tự phục hồi thì chúng ta phải có những biện pháp để xử lý", ông Hưng nói.

Thống đốc cho rằng khi ngân hàng đã ở vào tình trạng đó thì các cổ đông không hợp tác xử lý và điều đó sẽ càng làm cho ngân hàng thêm trầm trọng. Hệ quả là ngân hàng đó lâm vào thế bất ổn, gây nguy cơ cho an toàn hệ thống khi người gửi tiền sẽ đồng loạt rút tiền.

Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng cần phải có các quy định cho phép sự can thiệp của nhà nước để chấm dứt quyền cổ đông.

"Điều này là rất cần thiết và quy định này cũng cho phép nhà nước được chủ động xử lý những rủi ro tiềm ẩn để có thể bảo vệ lợi ích của người gửi tiền đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội", ông Hưng nói.

Lê Thanh

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thống đốc than cán bộ từ chối tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém (26/10/2017)

>   Xử lý nợ xấu vẫn sẽ gian nan! (26/10/2017)

>   Lợi nhuận cao, nợ xấu cũng cao: Niềm vui của các ngân hàng có còn trọn vẹn? (26/10/2017)

>   Ngân hàng phá sản, người gửi tiền chỉ được bồi thường 75 triệu? (26/10/2017)

>   5 phương án cơ cấu lại ngân hàng được kiểm soát đặc biệt (26/10/2017)

>   Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng, nhiều NHTM vẫn giữ nguyên giá USD (26/10/2017)

>   'Biệt phủ' Bình Chánh của con gái nguyên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (26/10/2017)

>   Dự phòng rủi ro tăng mạnh, BIDV báo lãi hợp nhất trước thuế 9 tháng giảm xuống 5,500 tỷ đồng (25/10/2017)

>   Ai đã sang tay hơn 74 triệu cp ACB trong phiên chiều 17/10? (25/10/2017)

>   NamABank – Hành trình ¼ thế kỷ “lớn mạnh cùng niềm tin” (25/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật