Ngành thép toàn cầu hồi sinh khi Trung Quốc cắt giảm công suất
Ngành thép toàn cầu đang thoát ra khỏi tình cảnh u ám do nguồn cung thép dư thừa tràn ngập thị trường trong những năm gần đây nhờ nỗ lực cắt giảm công suất thép của Trung Quốc, theo Nikkei Asian Review.
Một nhà kho thép ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP
|
* Cổ phiếu ngành thép trên đà “thuận buồm xuôi gió”
* 8 tháng nhập khẩu hơn 5 triệu tấn thép từ Trung Quốc
Giá thép tăng mạnh
Giá thép cán nóng, một trong những sản phẩm có nhu cầu cao ở khu vực Đông Á, đã thoát ra khỏi mức đáy 300 đô la Mỹ/tấn vào tháng 2-2016 và tăng lên 555 đô la Mỹ/tấn trong tháng 9 năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2014.
Trung Quốc, nhà sản xuất hơn 50% sản lượng thép thô của thế giới, đã cắt giảm công suất khoảng 100 triệu tấn/năm, tương đương tổng sản lượng thép hàng năm của Nhật Bản. Trung Quốc cũng giảm 30% lượng thép xuất khẩu trong hai năm qua. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn còn công suất thép dư thừa lên đến 200 triệu tấn/năm, thế giới đang chờ xem liệu quốc gia này có thể thúc đẩy thêm nhiều cải cách của ngành công nghiệp thép trong nước hay không.
Năm ngoái, tập đoàn thép Baosteel của Trung Quốc thông báo với các công nhân tại một nhà máy lớn của tập đoàn này ở Thượng Hải rằng nhà máy này sẽ phải đóng cửa. Nhà máy này hoạt động từ thập niên 1930, được quảng bá như một nhà máy kiểu mẫu và từng được các lãnh đạo của Trung Quốc ca ngợi. Các cánh cổng vào nhà máy này đã đóng vĩnh viễn vào hôm 14-9.
Công suất thép của Trung Quốc sẽ tiếp tục bị cắt giảm thông qua việc đóng cửa nhiều nhà máy và nhiều biện pháp khác. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã lên danh sách gần 70 nhà sản xuất thép không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia. Đây là những nhà máy đứng trước nguy cơ nhận được lệnh đóng cửa trong thời gian tới.
Tờ Financial Times hôm 25-9 đưa tin Trung Quốc sẽ cắt giảm 50% sản lượng thép (khoảng 20 triệu tấn) ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, một trong những trung tâm sản xuất thép của Trung Quốc.
Trung Quốc đang đối mặt các chỉ trích của quốc tế cho rằng thép giá rẻ và được trợ cấp của Trung Quốc đang khiến các nhà sản xuất thép nước ngoài gặp khó. Trung Quốc nhận thức rất rõ tính cấp bách của việc tái cấu trúc các công ty thép nhà nước và cắt giảm công suất. Tuy nhiên, quá trình tái cấu trúc sẽ gặp nhiều khó khăn vì một số chính quyền địa phương cùng một số công ty thép phản đối các cải cách với hy vọng tránh được các tác động tiêu cực về việc làm và kinh tế.
Song lần này, Bắc Kinh hành động rất quyết liệt. Bằng chứng là vào tháng 8-2015, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) đã mở cuộc điều tra về các sai phạm của ông Deng Qilin, Chủ tịch Công ty sắt thép Vũ Hán (Wisco). Một năm sau đó, Wisco được sáp nhập vào Baosteel. Vụ sáp nhập bắt buộc này, một phần của chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động, đã dập tắt những tiếng nói phản đối cải cách...
http://www.thesaigontimes.vn/165127/Nganh-thep-toan-cau-hoi-sinh-khi-Trung-Quoc-cat-giam-cong-suat.html
|