Thứ Bảy, 19/08/2017 15:33

Kết luận cuối cùng về chống bán phá giá thép mạ kẽm nhập khẩu

Úc đã đưa ra kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ và Malaysia.

Trước đó, tại thông báo chấm dứt một phần vụ việc chống bán phá giá đối với Việt Nam được ADC công bố vào ngày 17/07 (Thông báo số 2017/98), hai nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác của Việt Nam đã được loại khỏi cuộc điều tra do có biên độ phá giá thấp hơn mức tối thiểu.

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết Ủy ban Chống bán phá giá Australia (Anti-dumping Commission - ADC) (thuộc Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học), cơ quan điều tra đã công bố Báo cáo cuối cùng (REP 370) và người có thẩm quyền (Parliamentary Secretary của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học) đã ra quyết định cuối cùng (Thông báo số 2017/99) đồng ý với khuyến nghị của Ủy viên của ADC về cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam.

Riêng cuộc điều tra chống trợ cấp chỉ áp dụng đối với Ấn Độ do trước đó, vào ngày 17/07, ADC đã ra thông báo (Thông báo số 2017/98) chấm dứt điều tra chống trợ cấp và không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với sản phẩm này nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, hàng hóa bị điều tra là mặt hàng thép mạ kẽm (zinc coated/galvanized steel) mã HS: 7210.49.00, 7212.30.00, 7225.92.00 và 7226.99.00.

Ngày khởi xướng bắt đầu từ 16/08/2016 và giai đoạn điều tra phá giá, trợ cấp kể từ ngày 01/07/2015​-30/06/2016; trong đó, nước bị điều tra bao gồm Việt Nam, Malaysia và Ấn Độ.

Đến ngày 31/05/2017, ADC đã ra quyết định sơ bộ và công bố bản dữ liệu trọng yếu (SEF) vụ việc.

Theo đó, về chống bán phá giá, ADC đã sử dụng phương pháp so sánh giá trị bình quân gia quyền của giá xuất khẩu với giá trị bình quân gia quyền của giá trị thông thường tương ứng trong giai đoạn điều tra để so sánh giá xuất khẩu và giá trị thông thường từ đó chứng minh hành vi bán phá giá và xác định biên độ phá giá.

ADC kết luận rằng giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa liên quan và do đó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đáng kể đối với ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự của Australia (giảm lợi nhuận, hiệu suất lợi nhuận, cắt giảm việc làm, có sự kìm giá, ép giá).

Đồng thời ADC kết luận rằng thiệt hại đối với ngành công nghiệp thép mạ kẽm Australia bị gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá/được trợ cấp. Biên độ phá giá đối với Việt Nam cho một nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác là 8.4%; biên đá phá gía cho các công ty không hợp tác và các nhà xuất khẩu khác là 14.2%.

Trước đó, tại thông báo chấm dứt một phần vụ việc chống bán phá giá đối với Việt Nam được ADC công bố vào ngày 17/07 (Thông báo số 2017/98), hai nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác của Việt Nam đã được loại khỏi cuộc điều tra do có biên độ phá giá thấp hơn mức tối thiểu.

Đối với Malaysia, biên độ phá giá cho các nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác là từ 14.5-16.5%. Biên độ phá giá cho các công ty không hợp tác và các nhà xuất khẩu khác là 16.5%.

Đối với Ấn Độ, biên độ phá giá cho các nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác là từ 7.6-9%. Biên độ phá giá cho các công ty không hợp tác và các nhà xuất khẩu khác là 12%.

Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng cho biết thêm, riêng với thuế chống trợ cấp chỉ áp dụng đối với các nhà sản xuất xuất khẩu Ấn Độ. Biên độ trợ cấp đối với các nhà sản xuất hợp tác là từ 3.6-5%. Ngoài ra, biên độ trợ cấp đối với các nhà sản xuất xuất khẩu không hợp tác và các nhà sản xuất xuất khẩu còn lại là 5.9%./.

Các tin tức khác

>   Phó Chủ tịch VSA: Giá thép 2017 chắc chắn sẽ không về đáy 2015 (13/06/2017)

>   Hòa Phát dự kiến chào bán gần 253 triệu cp với giá 20,000 đồng/cp (02/06/2017)

>   ĐHĐCĐ Thép Pomina: Khả năng quý 3 sẽ điều chỉnh kế hoạch sau khi đạt lãi 400 tỷ (28/04/2017)

>   Ngành sản xuất thép Trung Quốc đã bước vào giai đoạn bão hòa (25/04/2017)

>   Doanh nghiệp Trung Quốc tìm mua lại các nhà máy thép Việt Nam thua lỗ (17/04/2017)

>   Hai nhà tư vấn nước ngoài quan tâm đến dự án Quy hoạch ngành thép (09/03/2017)

>   Xem xét giảm thuế xuất khẩu mặt hàng xỉ luyện thép (02/03/2017)

>   Hòa Phát điều chỉnh tăng kế hoạch lãi 2017 lên thêm 1,000 tỷ đồng (01/03/2017)

>   Thép tiêu thụ tháng 02/2017 giảm 120 ngàn tấn (28/02/2017)

>   Kiến nghị giảm thuế xuất khẩu nhôm từ 7% xuống 0% chưa phù hợp (23/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật