Thứ Bảy, 26/08/2017 14:00

Cơn bão Harvey đe dọa đến trung tâm năng lượng quan trọng của Texas

Cơn bão Harvey đang tác động năng nề đến các cơ sở thiết bị dầu khí ở vùng Vịnh Mexico – vốn được xem là trung tâm cơ sở hạ tầng về năng lượng của Mỹ, CNNMoney cho hay.

Rủi ro lớn nhất là cơn bão Harvey (hiện đang ở cấp 3) có thể kéo dài tình trạng gián đoạn đối với các nhà máy lọc dầu quan trọng ở khu vực Gulf Coast ở Texas – nơi chiếm 1/3 khả năng xử lý dầu thành khí gas, dầu diesel và các sản phẩm khác.

Vào đầu ngày thứ Sáu, các cảnh báo về cơn mưa “có thể đe dọa mạng sống” xuất phát từ cơn bão Harvey đã buộc các công ty năng lượng phải di tản nhân viên và đóng cửa nhiều nhà máy lọc dầu. Giá xăng có thể tăng cao hơn, và mức độ tăng thì phụ thuộc vào mức độ thiệt hại và độ dài của trình trạng gián đoạn sản xuất do thiếu năng lượng.

Cơn bão trên không chỉ kìm hãm khả năng lọc dầu ở vùng Gulf Coast của Mỹ, mà còn gây tình trạng tạm dừng vận chuyển dầu vào và ra khỏi cảng Corpus Christi – cảng xuất khẩu dầu thô hàng đầu của nước này.

John LaRue, Giám đốc điều hành của Port of Corpus Christi, cho biết: “Chúng ta chưa từng trải qua cơn bão nào như thế này. Tác động đến ngành năng lượng có thể rất thảm khốc trong tuần tới”.

Ngoài ra, cơn bão Harvey cũng đã dẫn tới việc ngừng hoạt động tạm thời của Houston Ship Channel trong ngày thứ Năm, tổ chức Platts ghi nhận.

Để đáp ứng nhu cầu dầu khổng lồ của người Mỹ, hơn 3 triệu thùng dầu thô đã được vận chuyển từ các nơi như Mexico, Colombia và Ả-rập Xê-út tới khu vực Gulf Coast mỗi ngày, dữ liệu từ ClipperData cho thấy. Bên cạnh đó, vùng Gulf Coast của Mỹ còn xuất khẩu khoảng 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày tới các khách hàng ở nước ngoài.

Cơn bão Harvey cũng làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu và khí thiên nhiên ở Vùng Vịnh Mexico và nội địa, khi các công ty năng lượng di tản các giàn khoan và nền tảng. Trong ngày thứ Sáu, ConocoPhillips cho biết công ty đã tạm dừng tất cả hoạt động ở mỏ đá phiến Eagle Ford và di tản một số nhân viên ở Vùng Vịnh Mexico.

Vùng Vịnh Mexico là nơi sản xuất ra gần 20% sản lượng dầu ở Mỹ, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy.

Matt Smith, Giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData, cho biết: “Đây là trung tâm năng lượng then chốt của Mỹ”.

Harvey là cơn bão lớn đầu tiên đe dọa nghiêm trọng đến vùng Gulf Coast của Mỹ trong vài năm trở lại đây. Cơn bão Gustav và Ike trong năm 2008, cũng như cơn bão Isaac trong năm 2012 đã khiến hoạt động sản xuất hơn 1 triệu thùng dầu ở Gulf Coast phải tạm ngừng hoạt động, nguồn tin từ EIA cho biết. Những cơn bão đó cũng gây gián đoạn tạm thời đến hoạt động lọc dầu.

Theo Tom Kloza, Trưởng bộ phận phân tích dầu tại Dịch vụ Thông tin Giá dầu (OPIS), cho hay các cơn bão đổ bộ đến Texas thường có ít tác động đến hoạt động sản xuất dầu, nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động lọc dầu.

Ông Kloza cho biết cơn bão Harvey được dự báo tấn công đầu tiên vào khu vực gần cảng Corpus Christi – nơi có tới 5 nhà máy lọc dầu khác nhau và có thể xử lý tới 868,000 thùng dầu/ngày. Con số này tương đương với 4% khả năng lọc dầu của nước Mỹ.

Dịch vụ Thời tiết Quốc gia (NWS) dự báo cơn bão trên sau đó sẽ dịch chuyển về phía Bắc, dọc theo vùng ven biển và hướng về Houston – một trung tâm lọc dầu còn lớn hơn cả Corpus Christi. Khu vực Houston, Texas City và Baytown có 11 nhà máy lọc dầu – vốn có thể xử lý 2.7 triệu thùng mỗi ngày, tương đương với 14% khả năng lọc dầu của Mỹ.

Jenna Delaney, Chuyên gia phân tích dầu cấp cao tại S&P Global Platts, cho biết: “Nếu cơn bão cứ dao động giữa khu vực Corpus Christi và Houston trong vài ngày, thì cơ sở hạ tầng về dầu sẽ trong tình trạng tạm ngưng lâu hơn và sẽ có tác động lớn hơn đến việc định giá”.

Houston cũng là nơi bắt đầu của đường ống dẫn Colonial Pipeline – vốn vận chuyển hơn 100 triệu gallon khí thiên nhiên, dầu sưởi và nhiên liệu hàng không mỗi ngày đến cả những nơi xa xôi như cảng New York. Tình trạng gián đoạn năng lượng trong suốt cơn bão Katrina và Rita trong năm 2015 đã dẫn tới tình trạng ngừng hoạt động tạm thời của một số bộ phận thuộc đường ống dẫn Colonial Pipeline trong vài ngày.

Ông Kloza cho biết thông thường, nếu hoạt động lọc dầu chỉ tạm dừng hoạt động trong thời gian ngắn thì cũng tạo tác động lớn đến giá dầu trong thoáng chốc. Tuy nhiên, việc này cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn bão.

“Cơn bão Katrina là một ngoại lệ”, ông Kloza cho biết, đồng thời nhấn mạnh cơn bão Katrina đã gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất ở vùng Gulf Coast.

Cơn bão Harvet có thể gây nên tình trạng gián đoạn trong 2-3 tuần do thiếu hụt năng lượng, các cơn gió mạnh và tình trạng lũ lụt có thể gây khó khăn cho các người lao động trở về làm việc.

Ông dự báo cơn bão Harvey có khả năng khiến giá gas tăng 5-10 xu/gallon trong ngắn hạn. Còn trong trường hợp tồi tệ nhất, giá khí gas có thể nhảy vọt 25 xu/gallon.

“Bạn đang nói về một trường hợp là, sau 1 tháng tính từ thời điểm này, giá gas có lẽ sẽ giảm đi. Thế nhưng, trong 1 tuần tới, chúng sẽ tăng mạnh”, ông Kloza cho biết./.

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Fed: Hệ thống tài chính đã an toàn hơn, mặc dù các rủi ro quen thuộc vẫn tồn tại (26/08/2017)

>   Vàng đang lấn át chứng khoán Mỹ trong năm 2017 (26/08/2017)

>   Vàng thế giới nhích nhẹ tuần qua khi đồng USD xuống đáy 3 tuần (26/08/2017)

>   Cơn bão Harvey khiến dầu mất hơn 1.5%/tuần (26/08/2017)

>   Fed cần phải làm gì? (25/08/2017)

>   Grab cam kết đầu tư 100 triệu USD vào thị trường Myanmar để đối đầu với Uber (25/08/2017)

>   Vàng thế giới suy yếu chờ tin từ cuộc họp tại Jackson Hole (25/08/2017)

>   Dầu lao đao vì cơn bão Harvey (25/08/2017)

>   Giới đầu tư tiền ảo mất 225 triệu USD vì bị lừa đảo (24/08/2017)

>   Vì sao Bitcoin bùng phát ở Venezuela? (24/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật