Thứ Hai, 07/08/2017 10:38

ASEAN: 50 năm nhìn lại!

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có nhiều điều để vui mừng khi chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập: Sự tiến bộ kinh tế và xã hội, trở thành trung tâm sản xuất và có được sự ổn định tương đối về chính trị, Bloomberg cho hay.

Một số thành viên của ASEAN tự hào vì là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, như Philippines và Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 6%. Với tổng dân số hơn 620 triệu người và một nền kinh tế tổng hợp trị giá 2.6 ngàn tỷ USD, tiềm năng đầu tư là cực kỳ lớn và vào năm 2020, khu vực này sẽ là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự báo.

Dẫu vậy, mục tiêu hội nhập các nền kinh tế vẫn chưa thể đạt được. Doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều ràng buộc mặc dù kế hoạch năm 2015 đã vạch ra các động thái cần thực hiện với mục tiêu loại bỏ các rào cản thương mại và tạo ra một thị trường thống nhất để cho phép hàng hóa, lao động và dịch vụ được tự do dịch chuyển ở khu vực này.

Trong khi đó, sự khác biệt về cơ chế chính trị, như chế độ dân chủ ở Indonesia, Chính quyền quân sự ở Thái Lan và Chính phủ Đảng Cộng sản ở Lào và Việt Nam, cũng gây trở ngại trong việc gắn kết quan hệ giữa các quốc gia thành viên.

Song Seng Wun, Chuyên gia kinh tế tại CIMB Private Banking ở Singapore, cho hay: “Luôn luôn là lợi ích đất nước đầu tiên và sau đó là ASEAN”. Được biết, Song Seng Wun đã theo dõi khu vực này trong hơn 2 thập kỷ qua.

ASEAN được 5 quốc gia (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) thành lập vào năm 1967 tại Bangkok nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy hòa bình. Kể từ đó, họ đã biến khu vực từ nghèo đói và phần lớn là quốc gia nông nghiệp thành các trung tâm sản xuất hàng hóa từ xe hơi cho tới điện thoại di động.

Các biểu đồ dưới đây cho thấy những chuyển biến của nền kinh tế ASEAN qua 5 thập kỷ:

Triển vọng kinh tế

Từ mức chỉ 37.6 tỷ USD trong năm 1970, GDP của ASEAN đã nhảy vọt lên mức 2.6 ngàn tỷ USD trong năm 2016, bằng với quy mô của nền kinh tế Anh. Theo BMI Research, tăng trưởng kinh tế của ASEAN được kỳ vọng đạt mức 4.9% vào năm tới, trong đó Myanmar, Việt Nam và Philippines ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Thương mại

Nhiều thành viên lớn của ASEAN như Singapore đang phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, qua đó khiến họ lệ thuộc vào chu kỳ tăng trưởng toàn cầu. Đông Nam Á đã nổi lên như một trung tâm sản xuất khác bên cạnh Trung Quốc, nhờ chi phí lao động thấp, nhu cầu nội địa ngày càng tăng và sự cải thiện của cơ sở hạ tầng.

Hoạt động thương mại giữa các thành viên ASEAN vẫn thấp so với các khối khác như Liên minh châu Âu (EU), Capital Economics cho biết. Hoạt động thương mại trong khu vực chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch thương mại của khối, thấp hơn rất nhiều so với mức hơn 60% ở EU. Gareth Leather, Chuyên gia kinh tế châu Á cấp cao ở Luân Đôn, cho biết các hàng rào phi thuế quan giữa các thành viên vẫn cao, đặc biệt là ở Indonesia.

Đầu tư

Nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đang tận hưởng lợi ích từ “lợi tức dân số” (demographic dividend). Trong khi các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông đều chứng kiến sự thu hẹp trong lực lượng lao động kể từ năm 2015, số dân trong độ tuổi lao động của Đông Nam Á sẽ không ngừng gia tăng cho đến năm 2020, ước tính của Nomura Holdings cho thấy.

Triển vọng tăng trưởng mạnh của Đông Nam Á đang thu hút ngày càng nhiều khoản đầu tư hơn. Cụ thể, Coca-Cola đang mở rộng đầu tư vào Việt Nam và Myanmar, trong khi Apple đang xây dựng các trung tâm nghiên cứu ở Indonesia./.

Các tin tức khác

>   Các SME ở Myanmar nhận khoản vay từ JICA để phát triển (19/06/2017)

>   Lào nhận hỗ trợ từ IFC để thúc đẩy các SME (06/06/2017)

>   Campuchia: Tăng trưởng tín dụng MFI đang chậm lại (29/05/2017)

>   Doanh nghiệp Việt Nam muốn tăng cường đầu tư vào Myanmar (16/05/2017)

>   Campuchia: Lợi nhuận của các MFI có thể giảm nhiều khi áp dụng mức lãi suất mới (18/04/2017)

>   Myanmar: Bảo hiểm bảo lãnh tín dụng không giúp ích cho các SME (13/04/2017)

>   NHTW Campuchia cân nhắc một số ưu đãi cho các MFI (08/04/2017)

>   Campuchia: Tăng trưởng tín dụng chậm lại trong quý 4 (08/03/2017)

>   Campuchia: Ngành bảo hiểm tăng trưởng kỷ lục (07/03/2017)

>   Myanmar: Chương trình cải cách chính sách tỷ giá của NHTU bắt đầu từ tháng 01/2017 (13/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật