Thứ Hai, 19/06/2017 20:00

Các SME ở Myanmar nhận khoản vay từ JICA để phát triển

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JACA) sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Myanmar khoản vay trị giá 1.3 tỷ kyat thông qua các ngân hàng trong nước, một quan chức JICA cho biết gần đây trên The Myanmar Times.

Vị quan chức JICA cho biết thêm, cơ quan này cũng đã gia hạn khoản vay trị giá 41.5 tỷ kyat cho các SME tư nhân Myanmar hồi năm rồi.

Trong năm tài chính này, chương trình cấp vốn vay của JICA dành cho các SME Myanmar sẽ thực hiện theo 2 bước. Trước tiên, JICA sẽ cho các ngân hàng trong nước vay thông qua Ngân hàng Kinh tế Myanmar do nhà nước sở hữu. Các ngân hàng trong nước gồm có SME Development Bank, Kanbawza Bank, Myanmar Oriental Bank, Ayeyarwaddy Bank và Myanmar Citizens Bank.

Các ngân hàng trong nước này sẽ phải xác định các điều khoản và điều kiện cho vay. Tuy nhiên, JICA không thể cung cấp các khoản vay cho nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể như nông nghiệp, bất động sản, bảo hiểm, đá quý, quán nhậu và nhà hàng, công ty giải trí, kinh doanh vũ khí và một số lĩnh vực khác.

Trong số các ngân hàng trong nước thực hiện tiếp nhận khoản vay của JICA trong bước đầu, SME Development Bank hiện đang tiếp nhận các hồ sơ xin vay vốn từ trương trình cho vay dành cho SME của JICA. Theo đó, hồ sơ vay phải tuân thủ theo các quy định của JICA và đối tượng nộp đơn sẽ phải nộp giấy phép kinh doanh và giấy phép cam kết phát triển.

Ngoài khoản cho vay từ JICA, Myanmar có thể nhận các khoản vay thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) và các dịch vụ cho vay dành cho các SME của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), theo ông U Zin Phyo Paing, CEO của Myanmar Entrepreneur SME Institute.

UNPD đã và đang mở rộng các khoản cho vay đến các tỉnh thành của Myanmar nhưng hiện không có chính sách quản lý cho vay nào cả.

Ông U Zin Phyo Paing nói: “Cho vay riêng đối với các SME sẽ không có hiệu quả. Cần phải sớm có chính sách quản lý khoản vay, chẳng hạn như phương pháp quản lý khoản cho vay trong một khoảng thời gian nhất định kể từ thời điểm nhận được khoản vay; thời điểm thanh toán; phương pháp tạo thêm nhiều doanh thu từ khoản vay đó”. Ông U Zin Phyo Paing cũng cho rằng, nếu một hệ thống quản lý như thế được áp dụng, các SME Myanmar sẽ phát triển./.

Myanmar Times

Các tin tức khác

>   Lào nhận hỗ trợ từ IFC để thúc đẩy các SME (06/06/2017)

>   Campuchia: Tăng trưởng tín dụng MFI đang chậm lại (29/05/2017)

>   Doanh nghiệp Việt Nam muốn tăng cường đầu tư vào Myanmar (16/05/2017)

>   Campuchia: Lợi nhuận của các MFI có thể giảm nhiều khi áp dụng mức lãi suất mới (18/04/2017)

>   Myanmar: Bảo hiểm bảo lãnh tín dụng không giúp ích cho các SME (13/04/2017)

>   NHTW Campuchia cân nhắc một số ưu đãi cho các MFI (08/04/2017)

>   Campuchia: Tăng trưởng tín dụng chậm lại trong quý 4 (08/03/2017)

>   Campuchia: Ngành bảo hiểm tăng trưởng kỷ lục (07/03/2017)

>   Myanmar: Chương trình cải cách chính sách tỷ giá của NHTU bắt đầu từ tháng 01/2017 (13/01/2017)

>   Campuchia: Các khoản vay bằng riel trong 9 tháng đầu năm 2016 chỉ chiếm 4.5% (22/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật