Nền kinh tế toàn cầu đang thực hiện điều chưa có tiền lệ trong 7 năm
Tất cả nền kinh tế chủ chốt trên thế giới và các công ty đồng loạt tăng trưởng mạnh – một động thái hồi phục mang tính đồng bộ lần đầu tiên trong nhiều năm qua, CNBC cho hay.
Điều này làm cụm từ “sự hồi phục đồng bộ trên toàn cầu” trở thành cụm từ yêu thích của những nhà đầu tư giá lên trên Phố Wall.
Robert Buckland, Trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu toàn cầu của Citi, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng tất cả các thị trường chủ chốt đều ghi nhận mức tăng trưởng EPS mạnh mẽ trong năm 2017. Đây là lần tăng trưởng đồng bộ đầu tiên kể từ năm 2010”.
Ông nhấn mạnh đây là sự thay đổi lớn so với vài năm gần đây, khi đó có nhiều khu vực và quốc gia khác nhau dịch chuyển theo các xu hướng khác nhau.
Cùng với sự tăng trưởng lợi nhuận, các thị trường chủ chốt sẽ chứng kiến tăng trưởng kinh tế tốt trong năm nay cũng như năm tới, Citi ước tính. Các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thuộc Citi dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ là 3.1% trong năm nay và 3.3% trong năm kế tiếp.
“Thị trường con bò toàn cầu dù đã kéo dài 8 năm nhưng tôi nghĩ thị trường này vẫn chưa chấm dứt”, Buckland cho biết. Họ dự báo chứng khoán toàn cầu sẽ thu về tỷ suất sinh lợi 9% trong vòng 12 tháng kế tiếp và đà tăng nghiêng về nhóm cổ phiếu công nghệ, năng lượng và ngân hàng.
Các thị trường cổ phiếu chủ chốt đã có thành quả lạc quan trọng năm nay nhờ có sự hồi phục mang tính đồng bộ này. Tại Mỹ, S&P 500 đã tăng 8.4% trong năm 2017, trong khi Stoxx 600 của châu Âu và Nikkei 225 của Nhật Bản leo dốc tương ứng là 5.9% và 5.1%.
Trong khi đó, các thị trường mới nổi đã có thành quả vượt trội hơn các thị trường phát triển, cụ thể iShares MSCI Emerging Markets exchange-traded fund (EEM) đã tăng hơn hơn 17% trong năm nay.
Đà hồi phục đồng bộ trên toàn cầu cũng được nhắc đến trong báo cáo về hàng hóa của UBS.
Lachlan Shaw, Chuyên gia phân tích tại UBS, chi ra rằng chỉ số PMI ở các nền kinh tế quan trọng đang đồng loạt tăng.
Biểu đồ dưới đây cho thấy chỉ số PMI tại Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), Pháp, Anh, Nhật Bản, Đức, Italy và Trung Quốc từ tháng 6/2007-6/2017.
|