Thứ Hai, 03/07/2017 20:00

Alibaba và giấc mộng trở thành doanh nghiệp toàn cầu

Jack Ma – người đã biến Alibaba thành nền tảng thương mại kỹ thuật số chủ chốt ở Trung Quốc – giờ đây chuyển hướng sang mục tiêu biến công ty thành doanh nghiệp toàn cầu, Forbes cho hay.

Tỷ phú Jack Ma

Trong năm vừa qua, ông Ma đã dành hơn 800 giờ để bay đến hàng chục quốc gia, rồi gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và người đứng đầu mỗi bang để giới thiệu về tầm nhìn rất mới. Đó là các doanh nghiệp từ mọi ngõ ngách của thế giới có thể giao dịch tự do và an toàn dựa trên nền tảng của Alibaba. Ông cũng đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng. Cụ thể, ông muốn tổng giá trị hàng hóa của Alibaba sẽ chạm đến ngưỡng 1,000 tỷ USD vào năm 2020. Và vào năm 2036, Alibaba sẽ phục vụ 2 tỷ khách hàng và trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới với doanh thu chỉ thua GDP của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng 40% của một đế chế trị giá 300 tỷ USD thì toàn cầu hóa chính là chìa khóa giải quyết vấn đề của ông Ma. Tại quê nhà, Alibaba đang đối mặt với cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt với đối thủ là JD.com – website bán hàng lớn thứ 2 tại Trung Quốc. Được biết, JD vừa ghi nhận doanh số kỷ lục 17.6 tỷ USD nhờ lễ hội mua sắm ngày 18/06.

Sự thống trị của Alibaba trong lĩnh vực thương mại điện tử không những bị đe dọa mà tốc độ tăng trưởng của công ty còn bị chững lại. Với lý do đó, ông Ma cảm thấy toàn cầu hóa nên được thực hiện ngay lúc này, Teng Bingsheng, Giáo sư về quản lý chiến lược tại Trường Kinh doanh Cheung Kong, cho hay.

Để đạt được mục tiêu của mình, ông Ma đã viếng thăm Detroit trong tuần trước. Đứng trước hơn 3,000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, ông đã nói rõ rằng Alibaba không xuất hiện ở Mỹ để cạnh tranh với Amazon trong việc cung cấp hàng hóa đến khách hàng. Thay vào đó, công ty tự mô tả mình là một cánh cửa để họ có thể tiếp cận tới hàng triệu khách hàng giàu có ở Trung Quốc, đồng thời đưa ra sự trợ giúp về hậu cần, marketing và thanh toán trực tuyến.

“Chúng tôi rất khác với Amazon”, Chủ tịch Alibaba, Michael Evans, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Forbes gần đây. “Chúng tôi tạo ra cơ sở hạ tầng về thương mại, nền tảng, công nghệ, quan hệ đối tác để tạo cơ hội cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ để tham gia vào hoạt động thương mại toàn cầu một cách thành công. Chúng tôi đang hoạt động ở phạm vi ngày càng lớn và một cách toàn diện”.

Tạo việc làm

Chiến lược trên còn giúp ông Ma thực hiện lời hứa với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm nay. Ông đã cam kết tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ bằng cách tuyển dụng thêm 1 triệu người bán hàng ở Mỹ hoạt động dựa trên nền tảng mua sắm của Alibaba trong vòng 5 năm tới.

Ở những nơi khác trên thế giới, Alibaba cũng để lại dấu ấn của mình thông qua hoạt động đầu tư vào các đối tác địa phương. Là một phần của thương vụ thâu tóm trị giá 21 tỷ USD trong 2 năm qua, Alibaba có cổ phần trong các công ty ở Ấn Độ như Paytm và Snapdeal, cũng như website mua sắm hàng đầu tại Đông Nam Á, Lazada. Được biết, hiện Alibaba đang năm 83% công ty Lazada sau khi đầu tư thêm 1 tỷ USD. Công ty chi nhánh tài chính Ant Financial của Alibaba có đầu tư vào nền tảng thanh toánh ở Thái Lan, Hàn Quốc và Philippines. Chưa dừng lại ở đó, Alibaba hiện còn mở rộng ra Nam Phi.

Giấc mơ Trung Quốc

Không chỉ tạo ra nguồn doanh thu bằng cách bán hàng trên toàn cầu, chiến lược của Alibaba còn phù hợp với tầm nhìn của Bắc Kinh. Thông qua các dự án to lớn như sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”, Bắc Kinh muốn khôi phục lại nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc dọc theo Con đường Tơ lụa cổ xưa – vốn trải dài từ các tỉnh Trung Tây cho tới châu Âu.

“Trong chiến lược của Alibaba, việc bán hàng hóa trên toàn cầu là quan trọng hơn cả”, Wang Xiaoyan, Chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu 86 Research, cho hay. “Các nhà sản xuất Trung Quốc đang chịu những tác động nặng nề từ đà giảm tốc của nền kinh tế. Nhưng thông qua Alibaba, họ có thể tiếp cận các khách hàng mới ở nước ngoài”.

Dẫu vậy, đây cũng không phải là hành trình suôn sẻ. Nền tảng Thương mại Điện tử Thế giới (eWTP) – một hiên bản về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của ông Ma và sử dụng cách tiếp cận thông qua webside để giảm bớt các rào cản thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực – đang có những bước tiến chậm chạp. Sau 1 năm thành lập, chỉ có Malaysia tham gia vào eWTP, đồng thời thiết lập một trung tâm giao dịch gần sân bay Quốc tế Kuala Lumpur trong tháng 3/2017.

Chen Weiru, Phó Giáo sư về Chiến lược tại Trường Kinh doanh Quốc tế China Europe ở Thượng Hải, cho biết: “Hãy nhìn vào sự khó khăn mà nhiều chính phủ phải đối mặt khi muốn khởi động Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Và cũng mất nhiều thời gian để một công ty bắt đầu một điều gì đó tương tự.”

Điều này có nghĩa là tại lúc này, hoạt động kinh doanh quốc tế vẫn là một phần nhỏ của Alibaba – chỉ đóng góp gần 10% doanh thu trong năm 2016. Evans dự báo Alibaba sẽ đạt được mục tiêu của mình và cuối cùng họ sẽ tạo ra 40% doanh thu từ hoạt động kinh doanh toàn cầu trong thập kỷ tiếp theo.

Bên cạnh mảng thương mại điện tử, các đơn vị thanh toán, giải trí, và điện toán đám mây (cloud computing) của công ty cũng đang bành trướng ra phạm vi toàn cầu. Ví dụ, AliCloud đang tiếp cận tới các khách hàng quốc tế với giá rẻ hơn 85% so với dịch vụ từ Amazon, nhà phân tích tại CSLA, Elinor Leung, cho hay. Và Ant Financial cũng đã lắp đặt dịch vụ của mình tại hàng triệu nhà bán lẻ ở Mỹ thông qua mối quan hệ cộng tác với First Data.

“Để Alibaba đạt được mục tiêu của mình, việc phụ thuộc hoàn toàn vào thương mại điện tử sẽ tạo ra không ít khó khăn”, ông Chen cho biết. “Nhưng nếu công ty phối hợp với các đơn vị điện toán đám mây và dịch vụ thanh toán của mình thì công ty chắc chắn sẽ có cơ hội lớn hơn”./.

Các tin tức khác

>   Cuộc chiến của đồng USD trở nên khó khăn hơn vì không chỉ có Fed tỏ ra ‘diều hâu’? (03/07/2017)

>   Nền kinh tế Anh chuẩn bị bước vào thời kỳ suy thoái? (01/07/2017)

>   Nhìn lại hành trình của đồng NDT trong tháng 6 (01/07/2017)

>   Vàng thế giới leo dốc gần 8% trong nửa đầu năm 2017 (01/07/2017)

>   Tăng 7 phiên liên tiếp, dầu vẫn lao dốc gần 5% trong tháng 6 (01/07/2017)

>   Canada và Hồng Kông sắp bị khủng hoảng tài chính? (30/06/2017)

>   Vàng thế giới lùi bước khi lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng (30/06/2017)

>   Dầu leo dốc 6 phiên liên tiếp lên đỉnh 2 tuần (30/06/2017)

>   Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chạm đỉnh của năm 2017? (29/06/2017)

>   Vàng thế giới tiếp tục tăng nhẹ khi đồng USD sụt giảm (29/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật