Thứ Bảy, 15/07/2017 14:36

Mỹ đã sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại ngành thép

Chính quyền của ông Trump tin rằng các nước khác sẽ trả đũa những quy định mới hạn chế thép nhập khẩu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho rằng, bước đi này là cần thiết để các nước như Trung Quốc quay lại vòng đàm phán mới.

Tại một buổi họp kín vào trưa thứ 5 (12-7), một số luật sư nói với ông Ross rằng, Trung Quốc và một số nước khác có thể đưa ra các quy định hạn chế đối với hàng hoá của Mỹ nếu chính quyền của ông Trump ra quy định tăng thuế nhập khẩu và áp dụng hạn ngạch đối với thép, theo một số nguồn tin tham dự buổi họp nói với Washington Post.

Nhưng ông Ross cho rằng, hành động từ Nhà Trắng sẽ khiến các nước bước vào vòng đàm phán mới và cho rằng những biện pháp “mạnh tay” là cần thiết.

Đầu tuần rồi, ông Trump cho biết sẽ xem xét khả năng tăng thuế nhập khẩu hoặc áp dụng hạn ngạch để cứu vãn ngành công nghiệp thép của Mỹ. Các cố vấn của ông cho rằng, việc Trung Quốc trợ cấp cho ngành công nghiệp thép nội địa đã đẩy công nhân Mỹ vào thế bất lợi.

Chính quyền của ông Trump đã công bố hai cuộc điều tra riêng biệt vào tháng 4 để xem liệu thép và nhôm nhập khẩu có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ hay không. Đối với quyết định này, ông Trump khả năng hành động đơn phương và không cần sự chấp thuận của Quốc hội. Dự kiến, chính quyền Mỹ sẽ đưa ra quyết định dựa trên đề xuất từ Bộ trưởng Thương mại Ross.

Tại buổi họp diễn ra hơn 1 tiếng đồng hồ, ông Ross đã chỉ ra những biện pháp của chính quyền ông Reagan. Theo đó, chính quyền này đã thuyết phục Nhật Bản và các nước khác chủ động giảm xuất khẩu sau khi các nhà đàm phán Mỹ đe doạ sẽ đóng cửa thị trường Mỹ.

Năm 1981, chính quyền của ông Reagan đã thuyết phục Nhật Bản giảm số lượng ô tô xuất khẩu sang Mỹ nhằm thúc đẩy phát triển ngành ô tô trong nước. Năm 1984, chính quyền này lại sử dụng chiến thuật tương tự với ngành công nghiệp thép bằng cách thông báo với hàng chục quốc gia về việc hạn chế thép xuất khẩu tới Mỹ nếu không sẽ bị mất quyền tiếp cận thị trường này.

Bộ Thương mại Mỹ từ chối bình luận thông tin của Washington Post.

Theo những người tham dự buổi họp, ông Ross dự định sẽ trình các biện pháp hạn chế thép nhập khẩu tới Tổng thống Trump vào tuần tới, nhưng ông không nói rõ những biện pháp đó là gì.

Tại buổi họp, ông Ross đã chỉ ra nguyên nhân khiến thép Trung Quốc tràn lan trên thị trường thế giới. Đồng thời cho rằng, thép Trung Quốc tiếp tục tăng trong những năm gần đây, và dường như họ đang phớt lờ cam kết kiềm chế sản lượng của mình, theo những người tham gia buổi họp nói.

Trung Quốc sản xuất khoảng một nửa sản lượng thép toàn cầu. Số nhà máy thép không hoạt động của Trung Quốc nhiều hơn tổng số nhà máy thép của Mỹ.

Năm 2016, Trung Quốc đứng thứ 11 trong số các nhà cung cấp thép cho Mỹ, theo số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ, đứng sau các nước đồng minh của Mỹ như Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức. Sự đổ bộ của thép Trung Quốc còn đẩy giá thép toàn cầu xuống thấp, buộc các nhà sản xuất Mỹ phải hạ giá để cạnh tranh.

Những biện pháp hạn chế thương mại gần đây của Mỹ đối với thép Trung Quốc không đủ hiệu quả để giải quyết vấn đề dư cung hiện nay, ông Ross nói với các luật sư và các trợ lý của Quốc hội tại cuộc họp. Nguyên nhân được cho là do thép Trung Quốc đang theo nhiều con đường từ các quốc gia khác để sau đó nhập khẩu vào Mỹ.

Việt Nam, Hàn Quốc, Nga và Ukraine là các nước mà Mỹ cho là “đường dẫn" thép Trung Quốc vào nước này.

Rất nhiều luật sư tham dự buổi họp bày tỏ quan ngại về khả năng trả đũa đối với hàng hoá của Mỹ. Theo Thượng nghị sĩ Pat Roberts, các Hiệp hội trong ngành nông nghiệp Mỹ cho rằng việc hạn chế thép có thể khiến ngành nông nghiệp nước này bị ảnh hưởng. Ông Ross cho rằng, theo quy định của WTO thì việc trả đũa sẽ mất vài năm.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, các ngành công nghiệp hạ nguồn sử dụng thép để chế tạo các sản phẩm sẽ tăng giá, như các nhà sản xuất ô tô Mỹ chẳng hạn. Tuy nhiên, ông Ross nói rằng nếu giá cả tăng lên trong lĩnh vực ô tô, ông không cho rằng nó sẽ tăng một cách đáng kể, trợ lý của Thượng viện nói.

http://www.thesaigontimes.vn/162578/My-da-san-sang-cho-cuoc-chien-thuong-mai-nganh-thep.html

Các tin tức khác

>   Hãng sản xuất điện thoại hạng sang Vertu phá sản vì nợ chồng chất (14/07/2017)

>   Vì sao doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm hàng loạt công ty nông nghiệp lớn? (14/07/2017)

>   Nhà điều hành Uber: Uber không thể tiếp tục hành xử như startup (14/07/2017)

>   Các đại diện "TPP 12-1" dự định nhóm họp 3 ngày tại Nhật Bản (11/07/2017)

>   Thái Lan bật đèn xanh cho dự án đường sắt 5,5 tỉ đô la (11/07/2017)

>   Khó có thể có một thỏa thuận thương mại chớp nhoáng giữa Mỹ và Anh? (11/07/2017)

>   Nhật Bản và EU tiến tới thỏa thuận thương mại tự do, gửi thông điệp mạnh mẽ tới Donald Trump (07/07/2017)

>   Biết gì về mối quan hệ kinh doanh giữa Mỹ và Nga? (07/07/2017)

>   Thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng lớn (07/07/2017)

>   Iran vừa ký kết một thỏa thuận lịch sử với công ty dầu từ Pháp (05/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật