Thứ Năm, 20/07/2017 21:00

Hàng hóa xuất khẩu chắp cánh cho châu Á tăng trưởng

Nhu cầu toàn cầu tăng vọt đối với hàng hóa xuất khẩu của châu Á, từ điện thoại di động, ô tô cho đến hàng tiêu dùng cộng với giá dầu thô thấp sẽ giúp Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực tăng trưởng nhanh hơn so với dự báo trong năm nay và năm 2018, theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 20-7.

AFP đưa tin bản báo cáo cập nhật triển vọng phát triển kinh tế của châu Á năm 2017 cho biết: “Nhu cầu mạnh mẽ bất ngờ đối với hàng hóa xuất khẩu cùa châu Á đã giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển”.

Báo cáo của ADB dự báo khu vực châu Á đang phát triển (gồm Trung Quốc và 44 nền kinh tế khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương) sẽ tăng trưởng 5,9% trong năm nay và 5,8% trong năm 2018. Mức tăng trưởng này tăng so với mức 5,7% trong cả hai năm 2017, 2018 mà ADB dự báo cho cả khu vực châu Á đang phát triển trong báo cáo lần trước.

“Khu vực châu Á đang phát triển có một khởi đầu tốt trong năm nay khi tình hình xuất khẩu được cải thiện thúc đẩy triển vọng tăng trưởng cho phần còn lại của năm 2017. Mặc dù các bất ổn còn dai dẳng, chúng tôi cảm thấy rằng các nền kinh tế trong khu vực đang ở vị thế thuận lợi để đối mặt các cú sốc có thể xảy ra với triển vọng tăng trưởng”, Yasuyuki Sawada, nhà kinh tế trưởng của ADB, nói.

Theo báo cáo của ADB, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 và 6,4% trong năm 2018. ADB giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 7,4% và 7,6% của Ấn Độ trong năm nay và năm sau.

ADB cho rằng triển vọng kinh tế của khu vực Đông Nam Á vẫn mạnh mẽ. Khu vực này sẽ đạt mức tăng trưởng 4,8% và 5% trong năm 2017 và năm 2018 như dự báo mà ADB đưa ra trước đây nhờ mức tăng trưởng quí 1 cao của Malaysia, Philippines và Singapore. ADB cho rằng nhu cầu mạnh mẽ ở Đông Nam Á, đặc biệt là tiêu dùng cá nhân và đầu tư, sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng cho khu vực này.

Riêng đối với Việt Nam, ADB giữ nguyên mức dự báo lần trước là đạt 6,5% và 6,7% lần lượt cho năm nay và năm 2018. Tuy nhiên, ngân hàng này cảnh báo sẽ điều chỉnh các mức dự báo này nếu tăng trưởng của ngành xây dựng và công nghiệp của Việt Nam vẫn tiếp tục chậm chạp.

http://www.thesaigontimes.vn/162760/Hang-hoa-xuat-khau-chap-canh-cho-chau-A-tang-truong.html

Các tin tức khác

>   Nếu phải tăng giá điện thì tăng ở mức thấp nhất (19/07/2017)

>   Khai thác dầu, than để thúc đẩy tăng trưởng đều khó khăn (19/07/2017)

>   Tăng trưởng dựa vào tài chính - tiền tệ: Con đường không dễ đi (17/07/2017)

>   Chính sách tiền tệ: Đã thành công qua nửa chặng đường (16/07/2017)

>   Thúc đẩy tăng trưởng nhưng thận trọng với lạm phát (15/07/2017)

>   Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nợ công tăng nhanh nhất (15/07/2017)

>   WB: Kinh tế Việt Nam chuyển biến tích cực với triển vọng ổn định (13/07/2017)

>   Những nút thắt tăng trưởng đang được gỡ (13/07/2017)

>   Không dễ đạt tăng trưởng 6,7% (11/07/2017)

>   Vượt Trung Quốc, Hàn Quốc đứng đầu nhập siêu vào VN (11/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật