Thứ Ba, 20/06/2017 13:30

Tại sao các ngân hàng trung ương châu Á nên lo ngại nhiều hơn về nợ?

Các ngân hàng trung ương từ lâu đã sử dụng các kỳ vọng lạm phát để thiết lập chính sách, bao gồm cả lãi suất, nhưng một số chuyên gia phân tích tự hỏi liệu các nhà lãnh đạo của các ngân hàng trung ương châu Á có nên tập trung vào yếu tố khác hay không, CNBC cho hay.

 

Tuần trước, Michael Heise, Trưởng nhóm kinh tế tại Allianz, lưu ý rằng các nền kinh tế châu Á đang trên đà hồi phục khá mạnh.

Ông nói rõ thương mại là một lý do giải thích tại sao nền kinh tế châu Á lại hồi phục. Lý do khác là chu kỳ tín dụng vốn đang có một chút vấn đề. Cụ thể, ông nhấn mạnh đến lượng nợ chồng chất và ngày càng tăng ở khu vực châu Á, đáng chú ý nhất là Trung Quốc.

Ông lên tiếng cảnh báo rằng trong giai đoạn năm 2007-2016, nợ từ khu vực tư nhân, bao gồm các hộ gia đình và các doanh nghiệp phi tài chính, đã tăng thêm gần 90% GDP tại Trung Quốc và gần 70% ở Singapore.

“Xét trong ngắn hạn, đây quả là một thông tin tuyệt vời vì điều này góp phần ngăn cản sự chững lại của nhu cầu và sự suy yếu của nền kinh tế, nhưng trong dài hạn, lượng nợ tăng lên sẽ làm dấy lên nghi vấn về sự bền vững của đà hồi phục này”, ông Heise nhận xét. “Các cơ quan tiền tệ trên thế giới nên bắt đầu xem xét nhiều hơn đến sự ổn định tài chính thay vì lạm phát”, ông nói thêm.

Lạm phát toàn cầu vẫn không biến động nhiều mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng hết sức để thúc đẩy lạm phát bằng chính sách lãi suất thấp và thậm chí là các chương trình nới lỏng định lượng (QE).

Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hạ 0.1% so với tháng trước, nhưng tăng 1.9% so với cùng kỳ năm 2016, vẫn dưới mức mục tiêu lạm phát 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Sự sụt giảm liên tục của giá dầu đã tác động tiêu cực đến giá tiêu dùng, trong đó giá dầu thô ngọt nhẹ WTI chạm đáy 7 tháng trong ngày thứ Hai, dữ liệu từ Reuters cho thấy.

Ở Nhật Bản, trong tháng 4/2017, chỉ số CPI chủ chốt tiến 0.4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng 0.2% hồi tháng 3. Trong khi đó, chỉ số CPI tháng 5/2017 của Trung Quốc tăng 1.5% so với cùng kỳ năm trước. Còn lạm phát tháng 4/2017 của Singapore chỉ tiến 0.4% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Heise tỏ ra lo ngại rằng một số ngân hàng trung ương châu Á có thể sử dụng thanh khoản để chống lại lạm phát thấp bằng cách hạ lãi suất.

“Bằng cách bơm thêm vốn vào một thị trường vốn đã có lãi suất đủ thấp hoặc còn có thể giảm hơn nữa, sự bất ổn tài chính sẽ trở nên trầm trọng hơn và việc cho vay thậm chí còn được đẩy mạnh hơn. Đây sẽ là cách ứng phó sai lầm”, ông cho biết./.

Các tin tức khác

>   Brexit: Đâu là 5 vấn đề quan trọng cần giải quyết? (20/06/2017)

>   Vàng thế giới lùi bước khi đồng USD tăng nhẹ (20/06/2017)

>   Lo ngại về nguồn cung tại Mỹ, dầu xuống thấp nhất trong 7 tháng (20/06/2017)

>   Fed đã sẵn sàng xem xét nâng mục tiêu lạm phát? (19/06/2017)

>   Nỗi lo lắng về Trung Quốc đã trở lại? (19/06/2017)

>   Hồi sinh kinh tế Pháp liệu có dễ dàng? (17/06/2017)

>   Vàng thế giới giảm 2 tuần liên tiếp bất chấp đà tăng trong phiên (17/06/2017)

>   Dầu giảm liền 4 tuần, chuỗi lao dốc dài nhất trong gần 2 năm (17/06/2017)

>   Nước Anh bối rối trước khi bước vào cuộc đàm phán về Brexit (16/06/2017)

>   Giá dầu giảm liên miên, Ả-rập Xê-út tính chuyện thay đổi chiến lược? (16/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật