Thứ Sáu, 16/06/2017 14:00

Giá dầu giảm liên miên, Ả-rập Xê-út tính chuyện thay đổi chiến lược?

Đà lao dốc của giá dầu trong thời gian gần đây đang gây áp lực lên Ả-rập Xê-út và các nhà sản xuất dầu chủ chốt khác, và có thể buộc họ phải thay đổi chiến lược của mình. Chiến lược mới của họ có thể nhằm mục tiêu cắt giảm dự trữ dầu tại Mỹ, CNBC cho hay.

Dự trữ dầu hàng tuần tại Mỹ có lẽ là nguồn dữ liệu đều đặn và rõ ràng nhất về nguồn cung dầu thô nước này. Ngoài ra, dữ liệu này còn có số liệu thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như sản lượng dầu tại Mỹ.

Ả-rập Xê-út – vốn có một nhà máy lọc dầu ở Vùng Vịnh Mỹ – đã lên tiếng cho biết họ đang lên kế hoạch cắt giảm lượng dầu xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 7/2017. Điều này có thể thể hiện ngay lập tức trong dữ liệu nhập khẩu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

“Tôi nghĩ chiến lược kế tiếp của họ sẽ là cắt giảm kim ngạch xuất khẩu dầu tới Mỹ để tạo ra sự sụt giảm trong báo cáo của EIA”, John Kilduff tại Again Capital cho hay. “Điều này sẽ làm mọi thứ trông như dự trữ dầu thực sự giảm sút”.

Trong số 8 triệu thùng dầu nhập khẩu vào Mỹ mỗi ngày trong tuần trước, Ả-rập Xê-út đã cung cấp khoảng 1 triệu thùng/ngày, ông Kilduff cho hay. Bên cạnh đó, ông cho rằng nguồn cung cấp từ Ả-rập Xê-út đến Mỹ có thể giảm bớt 100,000-250,000 thùng/ngày.

“Ả-rập Xê-út hiểu được tầm quan trọng của việc làm thay đổi dự trữ dầu tại Mỹ và họ đang thực hiện theo chiến lược này bằng cách tiếp tục báo hiệu họ sẽ giảm lượng dầu xuất khẩu sang Mỹ”, Helima Croft, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC, cho hay. Bà nói thêm Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út đã nói rõ việc giảm lượng dầu xuất khẩu sang Mỹ chỉ là một lựa chọn.

Trong ngày thứ Tư, giá dầu giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 5 tuần, sau khi báo cáo từ EIA cho biết nguồn cung tại Mỹ giảm yếu hơn dự báo với mức giảm 1.7 triệu thùng, trong khi nguồn cung xăng tăng 2.1 triệu thùng. Giá dầu Brent tương lai sụt 3.7% xuống dưới mốc 47 USD/thùng, và giá dầu WTI tương lai lao dốc 3.8% và rớt mốc tâm lý 45 USD/thùng.

Ngoài ra, giá dầu thô còn chịu áp lực sau khi báo cáo định kỳ từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho thấy nguồn cung dầu từ Libya và Nigeria tăng mạnh dù OPEC và Nga mới quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng nữa.

Bà Croft cho hay: “Sản lượng dầu từ Libya và Nigeria tăng mạnh, nhưng đâu mới là tâm điểm chú ý thực sự? Họ đang tập trung nhiều hơn vào Mỹ. Những gì đang ám ảnh thị trường là Mỹ sẽ tiếp tục lấn át mọi thứ trên thị trường dầu”.

“Mọi người cứ cho rằng đó là lỗi của OPEC, nhưng đâu mới là nước gia tăng sản lượng?”, bà Croft chia sẻ. Sản lượng dầu tại Mỹ đã tăng lên mức 9.3 triệu thùng/ngày trong tuần trước, cao hơn mức 9.2 triệu thùng/ngày từ tuần trước đó.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nguồn cung từ các nhà sản xuất ngoài OPEC sẽ tăng thêm 660,000 thùng/ngày trong năm 2017, nhưng sẽ tăng thêm 1.5 triệu thùng/ngày trong năm 2018, vượt qua tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu.

* IEA: Sự bùng nổ dầu từ đá phiến sẽ ám ảnh OPEC đến tận năm 2018

Việc nhắm mục tiêu vào dự trữ dầu tại Mỹ cũng không có gì phải ngạc nhiên, khi OPEC cho biết các chuyên viên giao dịch đang chú trọng quá mức đến dữ liệu dầu ở Mỹ, trong khi nguồn cung toàn cầu đang thực sự giảm xuống.

“Số liệu thống kê về dự trữ dầu ở Mỹ được công bố đều đặn hơn các số liệu khác, vì vậy việc giảm lượng dầu xuất khẩu sang Mỹ có thể rất hữu ích. Thế nhưng, liệu họ có dịch chuyển việc cung cấp dầu từ Mỹ sang châu Á hay không? Việc sự giảm dự trữ dầu, ngay cả từ các quốc gia bên ngoài Mỹ, cũng bắt đầu có tác động đến thị trường”, Eric Lee, Chuyên gia phân tích năng lượng tại Citigroup, cho biết.

Ngưỡng thử nghiệm tiếp theo sẽ là 40 USD/thùng.

Ông Lee cho biết ông kỳ vọng dự trữ dầu sẽ tiếp tục giảm sút và giá dầu không có khả năng rớt mốc 40 USD/thùng./.

Các tin tức khác

>   Giảm 2 phiên liền, dầu xuống thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2016 (16/06/2017)

>   Dầu lao dốc hơn 3.5% xuống đáy 7 tháng khi dự trữ tại Mỹ giảm thấp hơn dự báo (15/06/2017)

>   IEA: Sự bùng nổ dầu từ đá phiến sẽ ám ảnh OPEC đến tận năm 2018 (14/06/2017)

>   Dầu sụt hơn 3.5%, rớt mốc 45 USD khi nguồn cung tại Mỹ giảm yếu hơn dự báo (14/06/2017)

>   Sản lượng từ OPEC nhảy vọt vì Libya, Iraq và Nigeria bơm dầu nhiều hơn (14/06/2017)

>   Giá dầu có thể xuống mức 30 USD không? (14/06/2017)

>   Dầu tăng 3 phiên liên tiếp trước kỳ vọng nguồn cung dầu tại Mỹ sụt giảm (14/06/2017)

>   Cần hay bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu? (13/06/2017)

>   Dầu khởi sắc chờ dữ liệu nguồn cung dầu tại Mỹ (13/06/2017)

>   Thị trường dầu có thể trở về cân bằng vào quý 1/2018? (12/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật