Thứ Ba, 13/06/2017 22:03

Câu hỏi chưa có lời giải cho ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang bị cuốn vào "phong trào giải cứu" các mặt hàng của ngành. Sau con heo, mặt hàng nào sẽ phải giải cứu tiếp và làm sao để ngành nông nghiệp không phải thực hiện thêm "chiến dịch" giải cứu đang trở thành đề tài được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.

Chăn nuôi heo tại một trang trại ở Đồng Nai. Ảnh: NH

Trong phiên chất vấn đầu tiên của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14 ngày 13-6, rất nhiều đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường về những vấn đề nóng liên quan đến ngành nông nghiệp. Nhiều đại biểu muốn biết rằng liệu trong thời gian tới có còn tình trạng giải cứu nông sản và nếu có, nông sản nào sẽ là tiếp theo.

Đại biểu Trần Dương Tuấn (Bến Tre) hỏi thẳng người đứng đầu ngành nông nghiệp rằng, trong tầm nhìn của Bộ trưởng, từ nay đến cuối năm 2018, sản phẩm nào có thể bị giải cứu và nếu có thì đó là mặt hàng gì?

Sau câu hỏi này, nhiều đại biểu khác cũng đặt câu hỏi tương tự và muốn biết rõ ngành nông nghiệp có những  giải pháp căn cơ nào để phải giải cứu nông sản nữa và khi nào ngành nông nghiệp thoát khỏi tư duy tập trung nhiều vào sản xuất như hiện nay.

Không phải ngẫu nhiên mà giải cứu nông sản trở thành đề tài được nhiều đại biểu chất vấn tại nghị trường vì hai năm gần đây, một loạt các mặt hàng nông sản ở Việt Nam đều phải được giải cứu. Mới đây nhất là thịt heo. Trước đó là chuối ở Đồng Nai, Tây Ninh; dưa hấu ở miền Trung; hành tím ở miền Tây; cà chua ở Lâm Đồng; bí đỏ ở Đăk Lăk...

Thời gian tới có thể là chanh dây, cá sấu vì phần lớn hai mặt hàng này được sản xuất để cung cấp cho thị trường Trung Quốc nhưng đột ngột thương lái giảm mua, khiến giá giảm mạnh. Giá chanh dây rớt xuống dưới 10.000 đồng/kg, trong khi giá vào thời điểm đầu năm nay là 40.000 đồng; còn giá cá sấu xuống dưới 100.000 đồng/kg, giảm 50% so với năm 2016 do không bán được sang Trung Quốc.

Trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đối với mặt hàng thịt heo, lâu nay, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu thịt heo qua 3 nước; trong đó, chủ yếu là heo sữa với số lượng khoảng 20.000 tấn, còn thịt heo chủ yếu là heo hơi nguyên con xuất tiểu ngạch và mỗi khi không xuất được thì nguồn cung sẽ bị ứ đọng. Vì thế, giải pháp trước mắt là ngành nông nghiệp kêu gọi giải cứu người chăn nuôi heo, nhưng sau chuyện vừa qua, theo bộ trưởng, dù muốn hay không muốn, thời gian tới ngành nông nghiệp buộc phải sản xuất theo tín hiệu của thị trường.

... đọc tiếp tại đây

Các tin tức khác

>   Đồng bảng Anh suy yếu: Xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào? (13/06/2017)

>   Ngành tôm còn nhiều dư địa để "bứt phá" (13/06/2017)

>   Đề xuất miễn thuế TTĐB linh kiện trong nước, tăng thuế xe bán tải (13/06/2017)

>   Viễn cảnh xe bán tải tại Việt Nam sẽ tăng giá “sốc” (13/06/2017)

>   Cần loại ô tô điện ra khỏi phạm vi điều kiện kinh doanh (13/06/2017)

>   5 tháng, cán cân thương mại thâm hụt gần 2.5 tỷ USD (13/06/2017)

>   2 nguyên nhân chính dẫn đến "giải cứu thịt lợn" (13/06/2017)

>   Tháng 5, ô tô nhập khẩu từ các nước Asean tăng mạnh (13/06/2017)

>   Ô tô sợ bị 'cột chặt' với nhiều điều kiện bất hợp lý (13/06/2017)

>   Bộ Công Thương muốn thêm điều kiện kiểm soát ngành ô tô (13/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật