Thứ Ba, 13/06/2017 15:08

2 nguyên nhân chính dẫn đến "giải cứu thịt lợn"

Sáng 13/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, sau phần khai mạc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường là "Tư lệnh ngành" đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Về câu chuyện "giải cứu thịt lợn", Bộ trưởng cho biết, có 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất, thời gian qua, sức sản xuất của chúng ta tăng trưởng quá nhanh (cả về thịt, sữa, cá, trứng) dẫn tới sức cung vượt quá nhu cầu; Thứ hai, tổ chức ngành hàng chưa tốt, khâu liên kết trong sản xuất, chế biến kém, dẫn tới tiêu thụ chủ yếu là thịt tươi, không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Mặt khác về tổ chức thị trường, mới chỉ xuất khẩu được một lượng nhỏ lợn sữa, lợn thịt chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc... Tóm lại, mới chỉ làm được 1 phân khúc. Bộ trưởng thẳng thắn nhận trách nhiệm của Bộ trong lĩnh vực này và đưa ra các giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.

Ngoài vấn đề trên, trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Về tiếp cận gói tín dụng 100,000 tỷ, thời gian qua, Chính phủ, Bộ NN&PTNT và NHNN đã vào cuộc tích cực, giải ngân được khoảng trên 30 ngàn tỷ cho các dự án, doanh nghiệp, khu vực... Con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn (về tài sản thế chấp), hiện lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành (Tư pháp, TNMT,..) xây dựng giải pháp tháo gỡ để DN tiếp cận vốn thuận lợi.

Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Bộ trưởng khẳng định không có cơ chế xin cho trong lĩnh vực này, nơi nào, địa phương nào đáp đáp ứng đủ điều kiện thì đều có thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Về tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề chung, sức sản xuất tiềm năng hiện nay rất lớn, nhưng khâu chế biến và tổ chức thị trường còn yếu. Cần tổ chức lại từng ngành hàng, đây là vấn đề cần thời gian dài để đầu tư phát triển, cũng như chấn chỉnh những bất cập...

Về phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong thời gian tới Bộ sẽ tập trung đầu tư mạnh mẽ để phát triển 10 ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD; đồng thời phối hợp với các bộ ngành, địa phương tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch khôi phục, phát triển các loại cây con đặc sản bản địa (Xoài Đồng Tháp, Vải Thanh Hà, Lợn Móng Cái...) phù hợp với đặc thù vùng miền để phục vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ),.../.

Các tin tức khác

>   Tháng 5, ô tô nhập khẩu từ các nước Asean tăng mạnh (13/06/2017)

>   Ô tô sợ bị 'cột chặt' với nhiều điều kiện bất hợp lý (13/06/2017)

>   Bộ Công Thương muốn thêm điều kiện kiểm soát ngành ô tô (13/06/2017)

>   Mỹ chấm dứt một phần điều tra rà soát thuế chống bán phá giá đối với đinh thép từ Việt Nam (13/06/2017)

>   TPHCM: Lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Trung tâm kinh doanh hương liệu, hóa chất (13/06/2017)

>   TPHCM kêu gọi đầu tư hàng trăm dự án giai đoạn 2017-2020 (13/06/2017)

>   Phó Chủ tịch VSA: Giá thép 2017 chắc chắn sẽ không về đáy 2015 (13/06/2017)

>   Phê duyệt chính sách hỗ trợ tái định cư tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua Đèo Con (13/06/2017)

>   Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ (12/06/2017)

>   Ôtô tại Việt Nam có thể được miễn thuế theo tỷ lệ nội địa hóa (12/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật