Thứ Tư, 17/05/2017 09:10

KSK: Nhiều cổ đông lỗ đậm khi bán cổ phần đã mua từ đợt phát hành trước?

Gần đây, cổ đông nội bộ của CTCP Khoáng sản Luyện kim Màu (HNX: KSK) đã liên tục bán ra cổ phiếu KSK. Nhiều người trong số này đã từng tham gia trong đợt phát hành tăng vốn từ giữa năm 2015 với giá 10,000 đồng/cp, hiện giá KSK giảm về chỉ còn 1,000 đồng/cp và bám trụ ngưỡng này gần nửa năm nay.

* Chuyện phát và rút KSK-KHB-KHL: Hé lộ nơi dòng tiền “cập bến”

* Chứng khoán VSM bị phạt 100 triệu đồng do vi phạm quy định về hạn chế đầu tư

Diễn biến giá cổ phiếu KSK từ khi niêm yết vào đầu năm 2014 đến nay

Cách đây 2 năm, vào tháng 4/2015, KSK công bố kết quả phát hành cổ phần với khối lượng chào bán thành công là 8.2 triệu cp trong khi kế hoạch lên đến 23 triệu cp. Điều ngạc nhiên là những nhà đầu tư tham gia mua cổ phần lại chấp nhận mức giá mua là 10,000 đồng/cp trong khi giá thị trường cổ phiếu KSK tại thời điểm đó chỉ khoảng dưới 4,000 đồng/cp. Trong đó có bốn cá nhân là bà Trần Thị Hạnh 2.2 triệu cp; bà Nguyễn Thị Thu Trang, bà Lương Thị Cẩm Giang và bà Phạm Thị Hinh (Chủ tịch HĐQT CTCK VSM) cùng mua số lượng 2 triệu cp.

Kết quả đợt phát hành cổ phiếu vào giữa năm 2015

Thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong đợt phát hành này là 1 năm kể từ ngày phát hành.

Không chờ đợi lâu, ngay sau khi hết hạn chế chuyển nhượng cổ phần, tức sau đó 1 năm, bà Nguyễn Thị Thu Trang đã bán hết toàn bộ 2 triệu cp KSK (8.4% vốn) vào đầu tháng 6/2016. Trước đó vào gần cuối tháng 5, bà Lương Thị Cẩm Giang cũng thoái bớt 1 triệu cp KSK và không còn là cổ đông lớn. Khoảng thời gian này, giá cổ phiếu KSK chỉ dao động quanh mức 2,000 – 2,500 đồng/cp.

Một nhà đầu tư khác – bà Trần Thị Hạnh (thành viên Ban kiểm soát KSK) sau hai lần thực hiện giao dịch cũng đã thoái thành công toàn bộ 2.2 triệu cp KSK vào gần cuối tháng 3/2017.

Còn với bà Phạm Thị Hinh, sau khi hết thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu cũng rải rác bán bớt KSK từ cuối tháng 6/2016 đến nay. Giai đoạn này giá cổ phiếu KSK cũng chỉ quanh quẩn mức 2,000 đồng/cp, đặc biệt nằm vùng 1,000 đồng/cp gần nửa năm nay. Hiện bà Hinh còn nắm giữ hơn 1.16 triệu cp KSK (4.87% vốn) và không còn là cổ đông lớn (không phải báo cáo giao dịch nếu tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu).

Như vậy, ngay sau khi hết hạn chuyển nhượng cổ phiếu, các cổ đông này đã có động thái bán ra cổ phiếu và chấp nhận khoản lỗ không phải là nhỏ?

Liên quan đến đợt phát hành này, theo báo cáo sử dụng vốn, lúc đầu KSK dùng 30 tỷ mua phần vốn góp của Doanh nghiệp tư nhân Kim Cương để khai thác mỏ vàng Bản Chang (Lai Châu), mua cổ phần phát hành tăng vốn của CTCP Tập đoàn Đại Châu (HNX: DCS) để hợp tác thực hiện dự án Phú Thượng 50 tỷ (2 tỷ đồng còn lại bổ sung vốn lưu động). Tuy nhiên, sau đó KSK đã rút vốn khỏi Doanh nghiệp tư nhân Kim Cương để đầu tư vào CTCP Đầu tư Thương mại Đông Bắc (cháu ruột bà Hinh – ông Trần Anh Tú – Thành viên HĐQT KSK là Chủ tịch HĐQT).

Còn việc mua cổ phần DCS (10 triệu cp với số tiền 50 tỷ đồng, tương đương 5,000 đồng/cp), sau khi hết thời gian hạn chế chuyển nhượng, vào giữa tháng 12/2015 KSK cũng đã bán toàn bộ cổ phiếu DCS này (giá DCS thời điểm này khoảng 3,500 đồng/cp).

Đi ngược với xu hướng, ông Trần Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT KSK (cháu bà Phạm Thị Hinh) đã “năm lần bảy lượt” đăng ký mua khối lượng lớn cổ phiếu (2 triệu – 2.5 triệu cp) gần như cùng lúc khi bà Trần Thị Hạnh đăng ký bán nhưng kết quả lần nào cũng không thực hiện với lý do “diễn biến thị trường không thuận lợi”. Được biết khoảng thời gian này (từ đầu năm 2017 đến nay), KSK vẫn có thanh khoản với gần 290,000 cp/phiên, khối lượng giao dịch có phiên lên đến 1.68 triệu cp.

Về kết quả kinh doanh của KSK, vài năm trở lại đây lãi ròng của Công ty đang giảm dần và bị lỗ gần 5 tỷ đồng trong năm 2016.

Kết quả kinh doanh qua các năm của KSK
ĐVT: tỷ đồng

Tính đến cuối quý 1/2017, tổng tài sản của KSK nhích nhẹ lên hơn 400 tỷ đồng, trong đó 340 tỷ đồng là các khoản phải thu. Lợi nhuận sau thuế giảm 80% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 100 triệu đồng. Công ty đặt kế hoạch năm 2017 với doanh thu 200 tỷ và lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 12/05: Lại bán vào cuối phiên, thanh khoản tăng vọt (12/05/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 12/05 (12/05/2017)

>   12/05: Bản tin 20 giờ qua (12/05/2017)

>   HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư đến ngày 12/05/2017 (12/05/2017)

>   PIC: Quyết định của HĐQT chấp thuận hợp đồng giữa PIC và Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện Miền Trung ((là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung - Công ty mẹ của PIC) (11/05/2017)

>   SHG chỉ được giao dịch vào thứ 6 hàng tuần do âm vốn (12/05/2017)

>   Sau SSI và FTS, đến lượt IVS được nới room ngoại lên 100% (11/05/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 11/05: Tiếp tục chốt lời (11/05/2017)

>   Con cá lại làm nhà đầu tư chứng khoán hân hoan hay thất vọng? (11/05/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 11/05 (11/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật