Chủ Nhật, 09/04/2017 11:15

Sẽ có nghị định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Kể từ năm 2011 đến nay, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý là Nghị định số 90/2011/NĐ-CP.

Không thể phủ nhận sự ra đời của Nghị định 90 đã giúp việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp ngày càng mang tính chủ động và chuyên nghiệp. Nguồn cung trái phiếu cũng không ngừng tăng lên qua từng năm, dư nợ TPDN phát hành trong nước tính đến thời điểm cuối năm 2016 ước tính khoảng 144.000 tỉ đồng với kỳ hạn phát hành bình quân khoảng 4,85 năm.

Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu như kể trên nhưng về tổng thể, quy mô thị trường TPDN vẫn còn nhỏ so với tiềm năng nền kinh tế, với quy mô thị trường các nước trong khu vực và nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, dư nợ thị trường TPDN hiện mới chỉ tương đương khoảng 3,5% GDP, rất nhỏ so với kênh tín dụng của ngân hàng (116% GDP) và thấp hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 22% GDP của các nước trong khu vực. Một số nguyên nhân nổi bật dẫn đến hiện trạng trên là: đặc điểm hệ thống tài chính vẫn phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng; nhận thức của doanh nghiệp về việc huy động vốn thông qua kênh trái phiếu còn thấp; cơ sở nhà đầu tư còn hạn chế và khuôn khổ pháp lý còn nhiều bất cập.

Nhận thức được điều đó, Bộ Tài chính đã có tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định mới về phát hành TPDN thay thế cho Nghị định số 90. Tờ trình xây dựng dự thảo nghị định mới gồm bốn nhóm giải pháp, điểm sửa đổi chính.

Thứ nhất là về điều kiện phát hành. Theo đó, đối với phát hành trái phiếu trong nước thì bỏ điều kiện doanh nghiệp phát hành phải có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành có lãi và báo cáo tài chính được kiểm toán phải là báo cáo nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. Mục tiêu của điểm sửa đổi này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn thông qua trái phiếu (kể cả phát hành trái phiếu để tái cơ cấu nợ). Hiện nay, chủ yếu nhà đầu tư là nhà đầu tư tổ chức nên có thể tự đánh giá được mức độ rủi ro khi đầu tư vào TPDN. Do đó, yêu cầu về kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính được kiểm toán như trên không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn để tái cơ cấu nợ thì rất khó có lãi trong năm liền trước phát hành. Dù bỏ hai điều kiện trên nhưng để bảo vệ nhà đầu tư, dự thảo nghị định mới sẽ quy định chặt chẽ hơn về công bố thông tin, đăng ký, lưu ký TPDN...

http://www.thesaigontimes.vn/158720/Se-co-nghi-dinh-moi-ve-phat-hanh-trai-phieu-doanh-nghiep.html

 

Các tin tức khác

>   HNX ban hành Quy chế thành viên thị trường chứng khoán phái sinh (05/04/2017)

>   Thông tư 23: Phải đảm bảo vị thế trên tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh (21/03/2017)

>   Hội nghị Tổng Giám đốc các Sở GDCK ASEAN lần thứ 26 có gì? (05/03/2017)

>   Hợp nhất Nghị định 145 và 108 về xử phạt vi phạm chứng khoán (01/03/2017)

>   Cổ phiếu "VIP" trên UPCoM được Luật hóa giao dịch ký quỹ từ ngày 01/04? (22/02/2017)

>   Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 234 về trái phiếu (15/02/2017)

>   Chủ tịch UBCK chia sẻ cơ hội phát triển của TTCK trong năm 2017 (06/02/2017)

>   Đẩy nhanh hợp nhất hai sàn chứng khoán trong năm nay (05/02/2017)

>   UBCK lấy ý kiến Dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi lần 2 (14/01/2017)

>   Việt Nam có bỏ quên người nông dân khi xây dựng TTCK phái sinh? (06/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật