Thứ Sáu, 06/01/2017 14:34

Việt Nam có bỏ quên người nông dân khi xây dựng TTCK phái sinh?

Trong năm 2017, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết sẽ triển khai bước đầu hai sản phẩm phái sinh tài chính trong khi nhu cầu phòng ngừa rủi ro biến động hàng hóa nông sản hay nguyên vật liệu đối với người nông dân và doanh nghiệp cũng rất cần thiết. Phải chăng nhà tạo lập chính sách đã bỏ quên người nông dân khi xây dựng TTCK phái sinh?

Hội thảo “Triển khai sản phẩm phái sinh ở Việt Nam – những thách thức và chính sách” do khoa Tài chính, trường Đại học Kinh té TPHCM tổ chức sáng ngày 06/01

Tại hội thảo “Triển khai sản phẩm phái sinh ở Việt Nam – những thách thức và chính sách”, bà Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phó GS.TS khoa Tài chính – Đại học Kinh tế TPHCM chia sẻ lịch sử sản phẩm phái sinh là bắt nguồn từ nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa nông sản cho người nông dân. Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt Nam với gốc là nông nghiệp và người nông dân lại đang đứng trước quá nhiều rủi ro về độ bất ổn trong biến động giá cả nông sản. Do đó, tại sao Việt Nam không tập trung xây dựng sàn giao dịch nông sản giao sau, Ủy ban chứng khoán nhà nước không dồn tâm huyết để nghiên cứu và triển khai các công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá cho nền sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trước?

Theo bà, hai sản phẩm phái sinh mà Ủy ban sắp đưa ra trong năm 2017 gồm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu (VN30, HNX30) và trái phiếu Chính phủ không hề đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro biến động giá cả cho người nông dân hay giá cả nguyên vật liệu cho doanh nghiệp mà chỉ phục vụ cho nhu cầu đầu tư. Nên chăng nhà làm chính sách cần đi vào thực tế, thiết kế những sản phẩm phù hợp với người nông dân và doanh nghiệp hơn?

Đại diện của UBCK cho biết thực tế lộ trình phát triển TTCK phái sinh đã có và chia làm ba giai đoạn. Dưới góc độ nhà chính sách thì cần phát triển từng bước, từng giai đoạn cụ thể. Hiện nay, TTCK phái sinh Việt Nam mới chỉ đang nằm ở giai đoạn 2 (2016-2020), giai đoạn chuẩn  bị cơ sở pháp lý và nền tảng hệ thống cho những sản phẩm phái sinh thô sơ nhất.

Trong quá trình nghiên cứu và học tập việc xây dựng TTCK phái sinh ở các nước đi trước trên thế giới mà đặc biệt là Thái Lan, lời khuyên nhà làm chính sách nhận được là cần làm từng bước thận trọng và bước đầu tiên nên xây dựng hai sản phẩm phái sinh là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu (VN30, HNX30) và trái phiếu Chính phủ, bước tiếp theo mới phát triển thêm các sản phẩm khác như quyền chọn và sau năm 2020 mới thực sự có sản phẩm phái sinh cho người nông dân phòng ngừa biến động giá cả nông sản…

Nguyên nhân lựa chọn 2 sản phẩm phái sinh này triển khai đầu tiên là do tính đơn giản và không quá phức tạp của nó. Ngoài ra, bên cạnh công dụng phòng ngừa thì sản phẩm phái sinh còn công dụng khác là hỗ trợ phát triển sản phẩm cơ sở thông qua thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Việc thu hút vốn ngoại là một mục tiêu quan trọng mà Chính phủ đang theo đuổi và để thu hút thì cần có nhiều sản phẩm đầu tư và công cụ phòng ngừa rủi ro cho các quỹ đầu tư nước ngoài.

Bổ sung thêm, ông Trịnh Hoài Giang, Phó TGĐ Chứng khoán Hồ Chí Minh (HCM) cho biết tại Công ty đã tiến hành chạy thử sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu thì nhận thấy giao dịch đơn giản, dễ thực hiện chứ không hề phức tạp như suy nghĩ ban đầu.

Đồng thời, cũng chính sự thận trọng làm từng bước trong các chính sách để cho ra đời TTCK phái sinh mà ông Giang cho rằng không nên quá kỳ vọng bởi phạm vi TTCK phái sinh ra đời trong năm 2017 là rất hạn chế.

Ngoài ra, tại Hội thảo nhiều chuyên gia cùng các CTCK và nhà quản lý đều nhìn nhận để TTCK phái sinh phát triển được thì cần các yếu tố như thanh khoản thị trường cơ sở đã đủ lớn chưa; hạ tầng cơ sở của Sở giao dịch, CTCK, ngân hàng, trung tâm lưu ký về hệ thống giao dịch có đủ đáp ứng nhu cầu; vấn đề quản lý quản trị rủi ro, ký quỹ ra sao và cơ sở pháp lý. Hơn nữa, một vấn đề không kém phần quan trọng là công tác truyền tải thông tin, kiến thức cho nhân viên CTCK, nhà đầu tư. Người tham gia TTCK phái sinh cần có kiến thức nhất định để nắm rõ rủi ro./.

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính: Cố gắng đưa TTCK phái sinh vào hoạt động từ quý 2/2017 (03/01/2017)

>   Sản phẩm Covered Warrant: Nhà tạo lập thị trường sẽ làm gì? (29/11/2016)

>   HOSE công bố Dự thảo các quy chế về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (29/11/2016)

>   HNX sẽ phòng tránh thao túng giá trên TTCK phái sinh ra sao? (10/11/2016)

>   Sẽ cho vận hành thử hệ thống giao dịch thị trường phái sinh từ nửa cuối tháng 10/2016 (11/10/2016)

>   HNX lấy ý kiến dự thảo 2 Quy chế trên Thị trường chứng khoán phái sinh (22/09/2016)

>   Vận hành thị trường phái sinh năm 2017, khởi đầu với 10 CTCK (16/09/2016)

>   Quý 1/2017 sẽ có sản phẩm Covered Warrant cho NĐT giao dịch? (07/07/2016)

>   Công bố hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh (16/03/2016)

>   CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng từ 260% mới được cấp dịch vụ bù trừ giao dịch CKPS (26/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật