Thứ Ba, 21/03/2017 15:16

Thông tư 23: Phải đảm bảo vị thế trên tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 23/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19/1/2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/5/2017.

Cụ thể, Thông tư 23 đã bổ sung thêm định nghĩa tài khoản giao dịch tổng. Theo đó, tài khoản giao dịch tổng là tài khoản giao dịch của nhà đầu tư mà các vị thế mua và bán của cùng một hợp đồng tương lai (có cùng tài sản cơ sở và cùng tháng đáo hạn) được mở và duy trì cho đến khi thành viên bù trừ có đề nghị thực hiện đối trừ trên cơ sở thỏa thuận hoặc yêu cầu nhà đầu tư.

Đồng thời, Thông tư này cũng sửa đổi, bổ sung thêm điều kiện khi thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh. Đó là nhà đầu tư phải đảm bảo vị thế trên tài khoản giao dịch trong giới hạn vị thế theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Trường hợp vượt giới hạn vị thế, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện các giao dịch đối ứng để giảm vị thế, bổ sung ký quỹ trong thời hạn theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Sau thời hạn quy định, nhà đầu tư không hoàn tất việc giảm vị thế thì thành viên thanh toán bù trừ được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư. Trường hợp thành viên bù trừ không thực hiện giao dịch đối ứng để đóng vị thế của nhà đầu tư, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư đứng trên thành viên bù trừ.

Bên cạnh đó, Thông tư 23 còn bổ sung thêm các trường hợp nhà đầu tư được mở tài khoản giao dịch tổng bao gồm: Công ty quản lý quỹ theo quy định tại khoản 2 điều này được mở một tài khoản giao dịch tổng cho nhà đầu tư ủy thác trong nước và một tài khoản cho nhà đầu tư ủy thác nước ngoài; Công ty chứng khoán thành lập ở nước ngoài quy định tại khoản 3 điều này được mở một tài khoản giao dịch tổng để thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư nước ngoài và các trường hợp khác theo hướng dẫn của Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Ngoài ra, Thông tư 23 cũng cho phép thành viên bù trừ mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 26 Nghị định số 42/2015 và có trách nhiệm tách biệt tiền gửi ký quỹ tới từng nhà đầu tư. Tiền gửi ký quỹ này thuộc sở hữu của nhà đầu tư, không thuộc sở hữu của thành viên bù trừ. Thành viên bù trừ được sử dụng tài khoản tiền gửi ký quỹ của Nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 điều này.

Thành viên bù trừ mở cho mỗi nhà đầu tư một tài khoản chứng khoán ký quỹ để quản lý tài sản ký quỹ và thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho vị thế trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. Thành viên không được bù trừ mở tài khoản chứng khoán ký quỹ tại thành viên bù trừ chung.

Đối với trường hợp thanh toán lỗ lãi vị thế, Thông tư quy định rõ tại ngày giao dịch trước ngày giao dịch cuối cùng, giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế được xác định hàng ngày trên cơ sở các vị thế mở cửa tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày so với giá thanh toán cuối ngày của giao dịch liền trước; hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày so với giá thanh toán (đối với vị thế vừa mở trong ngày); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với trường hợp đóng vị thế trước hạn); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế so với giá thanh toán mở vị thế (đối với trường hợp mở và đóng vị thế trong ngày giao dịch).

Còn tại cùng giao dịch cuối cùng, giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế được xác định trên cơ sở các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và chênh lệch giữa giá thanh toán ngày cuối cùng so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước; hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán cuối cùng so với giá thanh toán (đối với vị thế vừa mở cửa trong ngày; hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán so với giá thanh toán của ngày giao dịch liền trước (đối với trường hợp đóng vị thế trước hạn); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế so với giá thanh toán mở vị thế (đối với trường hợp mở và đóng vị thể trong ngày giao dịch).

Các mức giá trên được công bố trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán.

Đối với trường hợp thanh toán khi thực hiện hợp đồng, nếu là hợp đồng thanh toán dưới hình thức bằng tiền thì việc thanh toán hợp đồng được hoàn tất khi hoàn tất thanh toán lãi lỗ vị thế của ngày giao dịch cuối cùng. Còn đối với hợp đồng thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở thì nhà đầu tư bên bán phải chuyển giao tài sản cơ sở và nhà đầu tư bên mua phải thanh toán tiền theo điều khoản tại hợp đồng và quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam...

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/05/2017./.

Các tin tức khác

>   Hội nghị Tổng Giám đốc các Sở GDCK ASEAN lần thứ 26 có gì? (05/03/2017)

>   Hợp nhất Nghị định 145 và 108 về xử phạt vi phạm chứng khoán (01/03/2017)

>   Cổ phiếu "VIP" trên UPCoM được Luật hóa giao dịch ký quỹ từ ngày 01/04? (22/02/2017)

>   Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 234 về trái phiếu (15/02/2017)

>   Chủ tịch UBCK chia sẻ cơ hội phát triển của TTCK trong năm 2017 (06/02/2017)

>   Đẩy nhanh hợp nhất hai sàn chứng khoán trong năm nay (05/02/2017)

>   UBCK lấy ý kiến Dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi lần 2 (14/01/2017)

>   Việt Nam có bỏ quên người nông dân khi xây dựng TTCK phái sinh? (06/01/2017)

>   Kỳ vọng gì về chính sách trên TTCK năm 2017? (10/01/2017)

>   Bộ Tài chính: Cố gắng đưa TTCK phái sinh vào hoạt động từ quý 2/2017 (03/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật