Thứ Tư, 29/03/2017 08:22

Sếp phạm luật, ngân hàng có thể bị kiểm soát đặc biệt

Ngân hàng Nhà nước vừa chính thức công bố dự thảo lần 1 Luật hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Nội dung đầu tiên đưa ra là việc nhận diện các trường hợp yếu kém.

Theo dự thảo, tổ chức tín dụng yếu kém là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đặt vào kiểm soát đặc biệt. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước.

Và dự thảo đưa ra nhiều trường hợp, mà tổ chức tín dụng lâm vào một trong số đó thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Đó là tình huống tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán; có nguy cơ mất khả năng chi trả; có nguy cơ mất khả năng thanh toán, bao gồm cả trường hợp nợ không có khả năng thu hồi hoặc mô hình kinh doanh tiềm ẩn rủi ro hoặc hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, tổng giám đốc (giám đốc) vi phạm pháp luật.

Như trên, tình huống lãnh đạo cấp cao vi phạm pháp luật, gặp rủi ro pháp lý thì tổ chức tín dụng đó có thể bị Ngân hàng Nhà nước xem xét để quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hay không.

Ngoài ra, nhiều trường hợp khác cũng bị xem xét là khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; hai năm liên tục bị xếp loại ở mức xếp loại thấp nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Các tổ chức tín dụng khi lâm vào tình trạng không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 6 tháng liên tục cũng thuộc diện xem xét nói trên.

Việc xem xét đặt vào diện kiểm soát đặc biệt cũng có thể từ cơ sở kiến nghị của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, hoặc theo đề nghị của tổ chức tín dụng.

Liên quan đến vấn đề rủi ro pháp lý cá nhân trong hoạt động ngân hàng, dự thảo luật trên cũng đưa hẳn một điều về miễn trừ trách nhiệm đối với người tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.

Cụ thể, dự thảo đưa ra hướng miễn trừ, khi tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước, thành viên ban kiểm soát đặc biệt, nhân sự của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia hỗ trợ không chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả của việc thực hiện các phương án xử lý tổ chức tín dụng yếu kém...

http://vneconomy.vn/tai-chinh/sep-pham-luat-ngan-hang-co-the-bi-kiem-soat-dac-biet-20170328041457519.htm

Các tin tức khác

>   GPBank đã bán bớt 1.35 triệu cp PVR (28/03/2017)

>   NCB lên tiếng về việc khách bị "bốc hơi" gần 9 tỷ đồng tiền tiết kiệm (28/03/2017)

>   Hơn 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp sạch (27/03/2017)

>   Ngân hàng Nhà nước: “Không có áp lực tăng lãi suất” (27/03/2017)

>   Ồ ạt phát hành chứng chỉ tiền gửi “siêu lãi suất“: Cẩn trọng bẫy lãi suất cao (27/03/2017)

>   Người vay tiền phập phồng lo lãi suất tăng (27/03/2017)

>   ĐHĐCĐ LienVietPostBank: Điều chỉnh kế hoạch tăng vốn lên 7,500 tỷ đồng, sắp giao dịch trên UPCoM (26/03/2017)

>   ACB đặt kế hoạch lãi trước thuế 2017 hơn 2,200 tỷ đồng, tăng 32% (25/03/2017)

>   Tương lai nào cho VAMC và nợ xấu? (25/03/2017)

>   Cân tiền tốt, tỷ giá USD/VND trườn theo mục tiêu (25/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật