Thứ Ba, 28/03/2017 13:20

Cái kết cho đợt sóng của cặp cổ phiếu HHC và HNF

Ngay sau khi Vinataba thoái toàn bộ hơn 51% vốn tại hai "ông lớn" đồ ngọt là HHCHNF, cổ phiếu của 2 đơn vị này đã lập tức lao dốc.

* Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Con sóng Vinataba thoái vốn

Nóng "bỏng tay" khi Vinataba đăng ký thoái vốn

Vào thời điểm giữa tháng 3, sau khi Vinataba công bố đăng ký bán hết gần 8.4 triệu cp (51% vốn) của CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HNX: HHC) và hơn 10.3 triệu cp (51.74% vốn) của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị (UPCoM: HNF), thị trường chứng khoán đã trở nên sôi sục với thông tin trên, các nhà đầu tư "đỏ mắt" tìm mua cổ phần của 2 doanh nghiệp.

Đơn cử như cổ phiếu HHC, từ ngày 16/03, thị giá của HHC đã tăng vọt 23% chỉ sau 4 phiên giao dịch, trong đó có 3 phiên tăng kịch trần. Khối lượng giao dịch khớp lệch cũng liên tục biến động và cổ phiếu HHC bỗng chốc trở thành "hàng hiếm" trên thị trường. Từ ngày 17/03, lượng dư mua của cổ phiếu HHC liên tục gia tăng và đạt đỉnh ở mức 26.4 triệu cp tại phiên ngày 21/03, trong khi khối lượng khớp lệnh chỉ đạt 18,271 cp/phiên.

Trước đó, từ ngày 10/02 đến 10/03, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc của HHC Nguyễn Mạnh Tuấn đã đăng ký mua tới hơn 1.5 triệu cp, tuy nhiên giao dịch đã bất thành do diễn biến không như kỳ vọng.

Đối với HNF, mặc dù không ghi nhận phiên kịch trần nhưng mức tăng không kém phần ấn tượng khi đạt 55%, lên 44,080 đồng/cp tại phiên ngày 21/03/2017. Lượng dư mua trên thị trường cũng tăng mạnh quanh mức 9.7 triệu cp trong 2 phiên 17, 20/03.

Ngay trước thời điểm cổ phiếu tăng giá, Thành viên HĐQT của HNF- ông Trịnh Xuân Tiến cũng đã kịp mua 84,200 cp, mặc dù con số này cách rất xa so với lượng đăng ký mua 3 triệu cp.

Cần nhắc lại rằng, trước khi xuất hiện thông tin về việc Vinataba thoái vốn, hai cổ phiếu này giao dịch khá ảm đạm. Đối với HHC, mặc dù nằm trong xu hướng tăng giá từ đầu năm 2016 nhưng khối lượng giao dịch mỗi phiên khá thấp chỉ quanh mức vài ngàn cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu HNF chỉ giao động quanh mức 17,000 đồng/cp và khối lượng giao dịch trung bình chỉ vài ngàn cổ phiếu mỗi phiên.

Biến động cổ phiếu HHC và HNF từ đầu năm 2016 đến nay

Vinataba “buông tay” cũng là lúc cơn thoái trào ập đến

Vừa qua, Vinataba thông báo đã bán xong toàn bộ hơn 8 triệu cp tại HHC trong thời gian từ 17-22/03 bằng hình thức khớp lệnh.

Theo thống kê giao dịch cổ phiếu HHC, ngày 22/03 là ngày mã này có khớp lệnh hơn 8.4 triệu cp, tương ứng giá trị hơn 410 tỷ đồng. Như vậy, phần lớn giao dịch thoái vốn của Vinataba tại HHC đã diễn ra vào ngày 22/03 và mức giá thoái là quanh 48,000 đồng/cp (kết phiên 22/03, HHC đạt giá trần 48,600 đồng/cp).

Sau khi Vinataba thoái vốn thì danh tính người mua cũng đã xuất hiện. Cụ thể bà Nguyễn Thị Duyên đã mua gần 8.4 triệu cp, tương đương gần 51% vốn trong ngày 22/03. Trước đó, ngày 17/03, một cá nhân khác là Vũ Hải cũng mua 3.9 triệu cp HHC, tương ứng 23.74% vốn.

Như vậy, với việc nhận về gần 12.3 triệu cp, 2 cá nhân Vũ Hải và Nguyễn Thị Duyên phải chi số tiền gần 562 tỷ đồng, để sở hữu vốn tại HHC.

Ngược lại, Vinataba đã có thể “kê cao gối” sau khi bán gần 8.4 triệu cp HHC tại mức giá “đỉnh” trên thị trường, tương đương giá trị thu về dự kiến gần 407 tỷ đồng.

Tương tự đối với HNF, ngày 21/03 đột biến đã có hơn 6 triệu cp được khớp lệch trong phiên. Hiện tại đã xuất hiện hai cá nhân là Nguyễn Văn Dũng và ông Lưu Thanh Tâm gom số cổ phiếu HNF vào ngày 21/03. Theo đó, ông Dũng gom 4 triệu cp, tương đương 20.17% vốn và ông Tâm mua 2 triệu cp HNF (10% vốn).

Cần phải nói thêm là Vinataba muốn bán hơn 10.3 triệu cp HNF nên nếu như 6 triệu cp HNF được chuyển giao trong phiên 21/03 là của Vinataba bán ra thì tổ chức này sẽ còn bán ra thêm 4.3 triệu cp nữa mới hoàn thành thoái vốn.

Trở lại với giao dịch của HHC và HNF, sau khi những giao dịch trên được thực hiện thì “độ hot” của cặp cổ phiếu cũng dần hạ nhiệt.

Cụ thể, cổ phiếu HHC sau khi tăng điểm vào phiên ngày 22/03 thì đã lau sàn 2 phiên liên tiếp, trượt về mức giá 42,900 đồng/cp, mất 11% giá trị và đã xuất hiện lượng dư bán ở mức chục ngàn cổ phiếu.

Diễn biến giao dịch của cổ phiếu HHC từ ngày 14/03 đến nay

Trong khi đó, cổ phiếu HNF cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi mất 38% giá trị, sau 3 phiên giảm điểm, về mức 27,499 đồng/cp, lượng dư bán trung bình trên 50 ngàn cổ phiếu.

Diễn biến giao dịch của cổ phiếu HNF từ ngày 14/03 đến nay

Phía sau “con sóng”, HNF và HHC có gì?

HHC và HNF đều là những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tiếng và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường. Trong khi, HNF được biết đến với những thương hiệu như bánh trứng nướng Tipo, kẹo Suri, bánh mì Staff, bánh Cracker… thì HHC nổi tiếng với bánh hộp Empress, kẹo mềm sữa Goodmilk, bánh gạo Inari…

Về hoạt động kinh doanh, HHC và HNF có mức tăng trưởng khá ổn định. Từ năm 2011 trở lại đây, HNF đều có mức lợi nhuận tăng trưởng, riêng trong năm 2016, HNF đạt doanh thu thuần gần 1,185 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 13%, đạt hơn 25.2 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2016, HNF có 708 tỷ đồng tài sản, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 72%, ở mức gần 515 tỷ đồng (khoản tiền và tương đương tiến chiếm hơn một nửa với 271 tỷ đồng), còn lại là tài sản dài hạn (hơn 193 tỷ đồng). Mặt khác, HNF đang có khoản vay nợ tài chính hơn 168 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ vay ngắn hạn 162.4 tỷ đồng và hơn 6 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Đối với HHC, năm 2016 doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần gần 824 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 33.5 tỷ đồng, tăng trưởng 27% so với năm 2015.  

Về tình hình tài chính, đến cuối năm 2016, tổng tài sản của HHC ở mức 501.8 tỷ đồng, gồm 358 tỷ đồng tài sản ngắn hạn (trong đó có 193 tỷ đồng tiền và tiền gửi), và 143 tỷ đồng tài sản dài hạn. Về tình hình nợ vay, HHC chỉ có một khoản vay ngắn hạn chỉ 252 triệu đồng và không có nợ vay dài hạn.

KQKD của HNF và HHC giai đoạn 2013-2016 (Đvt: triệu đồng)

Cũng cần đề cập là vừa qua, cả hai đơn vị này, đã thông báo hủy danh sách chốt quyền cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, do vướng phải tiến trình thoái vốn của Vinataba.

Liệu sẽ có điều gì đổi thay tại 2 doanh nghiệp này sau khi “ông lớn” Vinataba ra đi, tất cả có thể sẽ được hé lộ tại lần đại hội thường niên 2017 của 2 doanh nghiệp này./.

Các tin tức khác

>   28/03: Bản tin 20 giờ qua (28/03/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03 (28/03/2017)

>   Giải mã con sóng tăng giá tại CVT (30/03/2017)

>   Cổ phiếu ngành hàng không: Những cuộc chạy đua trên bầu trời (27/03/2017)

>   Cổ phiếu CTP bất ngờ “phi nước đại” sau chuỗi ngày bình lặng (27/03/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 27/03: Thanh khoản duy trì tốt (27/03/2017)

>   Những cổ phiếu nhà đầu tư có thể thêm vào danh mục (27/03/2017)

>   27/03: Bản tin đầu tuần (27/03/2017)

>   Chứng khoán VSM bị phạt 100 triệu đồng do vi phạm quy định về hạn chế đầu tư (24/03/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 27/03 (27/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật